Bình luận: Căn nguyên khiến cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày càng nghiêm trọng?

2024-06-19 17:11:10(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Người tị nạn, từ ngữ từng không xa lạ đối với người Trung Quốc và Việt Nam, hiện nay dường như đang ngày càng xa rời cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống bấp bênh, được bữa sớm lo bữa tối đã từng bước trở thành ký ức của những người cao tuổi và câu chuyện cửa miệng của giới trẻ.

Nhưng trên thực tế, người tị nạn không xa cách chúng ta. Báo cáo xu hướng toàn cầu hàng năm do Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn công bố gần đây cho biết, số người phải đi lánh nạn do mất nhà cửa sống lang thang trên toàn cầu đã tăng 12 năm liền. Tính đến tháng 5 năm 2024, tổng số người phải đi lánh nạn do mất nhà cửa sống lang thang trên toàn cầu đã tăng lên tới 120 triệu, lập mức cao kỷ lục. Tin rằng nhiều người cũng đang thắc mắc như tôi, tại sao cuộc khủng hoảng người tị nạn lại ngày càng trở nên tồi tệ hơn?

Về căn bản, chiến tranh và loạn lạc là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về người tị nạn. Nguyên nhân lớn nhất gây ra chiến tranh và loạn lạc là thảm họa nhân đạo do một số nước phương Tây do Mỹ đứng đầu gây ra chiến tranh, can thiệp công việc của nước khác trong thời gian dài.

Sau vụ “11/9”, Mỹ đã phát động nhiều cuộc chiến tranh dưới danh nghĩa chống khủng bố và tạo ra làn sóng người tị nạn với quy mô lớn.

Năm 2001, Mỹ phát động cuộc chiến ở Afghanistan dưới chiêu bài "chống khủng bố". Trong thời gian 20 năm khiến 11 triệu người Afghanistan trở thành người tị nạn và gần 23 triệu người phải đối mặt với nạn đói cùng cực. 

Năm 2003, Mỹ phát động hành động quân sự đối với Iraq trên với lý rất ảo là “Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt”, khiến hơn 1 triệu người mất nhà cửa. 

Kể từ năm 2011, Mỹ đã can thiệp sâu vào cuộc xung đột ở Syria, phát động các hoạt động quân sự ở Syria và cướp bóc tài nguyên dầu mỏ và lương thực của nước này, khiến 13 triệu người Syria phải chạy trốn khỏi đất nước hoặc mất nhà cửa. Cho đến nay, ở Syria vẫn có 14,6 triệu người cần viện trợ nhân đạo và các hình thức hỗ trợ khác. 

Năm 2022, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã xảy ra bởi Mỹ và NATO không ngừng đổ thêm dầu vào lửa, cho đến nay đã khiến ít nhất 14 triệu người mất nhà cửa và trở thành "người tị nạn", trong đó có hoảng 6,5 triệu người đã rời Ukraine đến các nước khác, trở thành “khủng hoàng người tị nạn nghiêm trọng nhất ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai”.

Kể từ khi bùng nổ cuộc xung đột vòng mới Palestine-Israel đến nay, Mỹ không ngừng cung cấp các trang thiết bị và vũ khí cho Israel, khiến nhiều dân thường Palestine thương vong, chỉ riêng ở Dải Gaza đã có 1,7 triệu người vô gia cư. Báo cáo mới nhất do Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, 84% cơ sở y tế, 92% đường xá chính và 80% trường học ở Dải Gaza đã bị phá hủy hoặc hư hỏng, 75% dân số mất nhà cửa, và hơn một nửa dân số đang lâm vào cảnh nạn đói. Hai bên Palestine và Israel đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về ngừng bắn ở Gaza nhưng không đạt được tiến triển. Lập trường cứng rắn của Chính phủ Israel dĩ nhiên là nguyên nhân trực tiếp, nhưng sự hậu thuẫn và đồng lõa của Mỹ ở đằng sau cũng là một nguyên nhân chính. Trong khi các nước trên thế giới đồng loạt lên án các hành động quân sự của Israel, Mỹ đã liên tiếp bỏ phiếu chống tại Liên Hợp Quốc phản đối tiếng nói kêu gọi Palestine và Israel ngừng bắn cũng như việc Palestine trở thành nước thành viên của Liên Hợp Quốc. Không những vậy, Mỹ còn đưa một lượng lớn vũ khí tới Israel, đổ thêm dầu vào lửa khiến cuộc xung đột Palestine-Israel tiếp tục leo thang. Mỹ phải chịu trách nhiệm không thể chối cãi đối với sự đau khổ của người dân Palestine.

Trong nhiều năm qua, bất cứ nơi nào trên thế giới xảy ra chiến tranh thì nơi đó sẽ có bóng dáng của Mỹ và hàng loạt. Theo dữ liệu từ Dự án “Chi phí Chiến tranh” của Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson thuộc Đại học Brown Mỹ, các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động trong “thời kỳ hậu 11/9” đã trực tiếp khiến ít nhất 38 triệu người mất nhà cửa, và đây chỉ là "con số ước tính rất khiêm tốn", con số thực tế có thể là từ 49 đến 60 triệu.

Ông Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ trong một bài phát biểu từng nêu rõ: "Người tị nạn đến từ đâu? Tại sao lại có người tị nạn? Là do chiến tranh gây ra. Chiến tranh lại đến từ đâu? Đến từ đất nước tôi (Mỹ). "

Ngày 20/6 là Ngày Quốc tế người tị nạn. Ngày Quốc tế người tị nạn mỗi năm chỉ có một ngày, nhưng cảnh khó khăn của người tị nạn hàng ngày đều diễn ra. Chỉ cần một ngày chủ nghĩa bá quyền còn tồn tại, thì khủng hoảng người tị nạn vẫn sẽ đe doạ đến mong ước về cuộc sống tốt đẹp của mọi người.

Biên tập viên:Kiều Quân