Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Công ty Philips Hà Lan khu vực Trung Quốc mở rộng Trình Ngưng cho biết: “Doanh thu tại Trung Quốc của công ty chúng tôi luôn duy trì tăng trưởng, hơn nữa mức tăng dẫn đầu toàn cầu. Philips luôn gửi gắm kỳ vọng đầu vào cao, đầu ra nhiều vào thị trường Trung Quốc”. Bên cạnh đó, truyền thông Đức nói rằng rủi ro lớn nhất đặt ra cho doanh nghiệp là “đánh mất sức cạnh tranh toàn cầu do không phát triển ở Trung Quốc”. Các doanh nghiệp nước ngoài vì sao coi trọng thị trường Trung Quốc như vậy?
Ngày 17/6, Chính phủ Trung Quốc công bố tình hình vận hành kinh tế trong tháng 5, kinh tế Trung Quốc nhìn chung vận hành ổn định, các chỉ tiêu chủ yếu có phần tăng trở lại, tiếp tục xu hướng tăng trở lại theo hướng tốt. Điều này cũng tăng cường lòng tin thâm canh tại Trung Quốc của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, lợi thế về nguồn nhân lực và công nghệ cộng thêm các nhóm đối tượng sôi động, kịch bản ứng dụng phong phú cũng như chuỗi cung ứng đầy đủ của Trung Quốc đã giúp các doanh nghiệp này tăng tốc đổi mới ứng dụng sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đồng loạt lựa chọn hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc để duy trì sức cạnh tranh toàn cầu. Cuối tháng 5, Hãng chế tạo ô tô Pháp Renault và Hãng chế tạo ô tô Trung Quốc Geely chính thức thành lập doanh nghiệp liên doanh để cùng phát triển công nghệ nguồn động lực hỗn hợp hiệu quả cao.
Không những vậy, thị trường Trung Quốc còn “dẫn nước” vào nền kinh tế thế giới. Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Trung Quốc Steven Alan Barnett nêu rõ, kinh tế Trung Quốc cứ tăng 1% thì các nền kinh tế có quan hệ với Trung Quốc sẽ tăng 0,3%.
Do kinh tế Trung Quốc có sự biểu hiện mạnh mẽ từ đầu năm đến nay, nhiều tổ chức quốc tế đồng loạt nâng dự báo đối với mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Kinh tế trong nước Trung Quốc hiện cũng đối mặt với một số khó khăn và thách thức, nhưng diện cơ bản kinh tế tăng trở lại, phát triển theo hướng tốt trong thời gian dài không thay đổi.
Biên tập viên:Mẫn Linh