RCEP thúc đẩy hai nước Việt - Trung có triển vọng hợp tác rộng mở

2024-06-17 07:00:03(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Cùng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực đối với Philippines, RCEP bao phủ khoảng 3,5 tỷ dân số, chiếm 30% GDP trên toàn cầu đã chính thức có hiệu lực toàn diện đối với 15 nước ký hiệp định. Cuộc đàm phán RCEP, hiệp định thương mại tự do quy mô lớn nhất và quan trọng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã được Trung Quốc tích cực ủng hộ và dốc sức phối hợp. Đến nay, hiệp định RCEP đã có hiệu lực tròn một năm. Đứng trước tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, trong một năm qua, tình hình kinh tế - thương mại giữa các nước thành viên rất sôi động, thương mại hàng hoá giữa Trung Quốc và các nước thành viên RCEP tăng trưởng trong ổn định, hợp tác đầu tư có biểu hiện nổi bật, đóng vai trò thúc đẩy tích cực cho việc ổn định vốn nước ngoài, ngoại thương tăng trưởng và củng cố chuỗi cung ứng. Về vấn đề này, PGS.TS Vũ Văn Phúc, Nhà kinh tế Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Việt Nam cho biết, RCEP có hiệu lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới, khu vực mạnh mẽ hơn nữa, mang lại “thời kỳ vàng” cho xuất khẩu của Việt Nam, triển vọng hợp tác giữa hai nước Việt - Trung sẽ ngày càng rộng mở.

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Nhà kinh tế Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Việt Nam

Các nước thành viên RCEP đều là đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Trung Quốc. Năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ các nước thành viên khác RCEP lên đến 6.190 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 34,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, mang lại triển vọng phát triển tốt đẹp cho các nước ASEAN, trong đó bao gồm Việt Nam.

Bộ Công Thương Việt Nam công bố số liệu thống kê cho thấy, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam đạt 683 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành một trong 20 nền kinh tế dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế. Về việc này, PGS. TS Vũ Văn Phúc cho biết, kể từ RCEP có hiệu lực đến nay, cơ cấu thương mại tiếp tục được ưu hoá, mang lại nhiều tiện lợi thiết thực về chính sách cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

RCEP cộng thêm Hiệp định thương mại song phương đã có hiệu lực giữa Trung Quốc với các nước thành viên khác, tạo điều kiện tốt đẹp cho càng nhiều doanh nghiệp hưởng ưu đãi. PGS. TS Vũ Văn Phúc cho biết, cùng với Hiệp định RCEP có hiệu lực, việc thực thi quy tắc xuất xứ hàng hoá và thương mại quốc tế ngày càng tiện lợi hoá, thuế quan được giảm hơn nữa, rào cản thương mại được xoá bỏ hơn nữa, Hiệp định RCEP đã thúc đẩy việc giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trong khu vực, nhất là việc phát triển đầu tư thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho hai nước.

PGS. TS Vũ Văn Phúc cho rằng, Hiệp định RCEP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường mới, để Việt Nam sử dụng tốt hơn về các quy tắc, quy chế của Hiệp định, sức mạnh tổng hợp thị trường các nước trong khu vực, xây dựng một thị trường thống nhất, để kích thích tiềm năng vô hạn, đến tối ưu hoá lợi ích, nhất là sản phẩm ưu thế như nông sản phẩm nhiệt đới và thủy sản Việt Nam có tiềm năng thị trường to lớn.

Là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất toàn cầu hiện nay, RCEP đã làm sâu sắc chuỗi công nghiệp và chuỗi giá trị trong khu vực. PGS. TS Vũ Văn Phúc nêu rõ, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia chuỗi công nghiệp và chuỗi giá trị toàn cầu. Lấy ngành thủy sản Việt Nam làm ví dụ, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và các nước ASEAN đều giảm thuế quan đến 0% đối với phần lớn thủy sản Việt Nam sau khi RCEP có hiệu lực, điều này đã mang lại cơ hội phát triển mới cho thủy sản Việt Nam, giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Khi nói về cách tận dụng tốt hơn nữa sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư cũng như các quy tắc xuất xứ của RCEP, mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời cùng nhau xây dựng hợp tác chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng cùng có lợi và cùng thắng, PGS. TS Vũ Văn Phúc nêu rõ, hợp tác giữa hai nước Việt - Trung trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế số, chuyển đổi và nâng cấp ngành sản xuất truyền thống, thương mại dịch vụ có tiềm năng to lớn, triển vọng rộng lớn.

 


Biên tập viên:Sảnh Hoa