Kịch truyền thanh: Một bánh chưng nhỏ kế thừa tình hữu nghị Trung-Việt

2024-06-13 16:56:55(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Tết Đoan Ngọ năm nay, không khí lễ hội Trung Quốc và Việt Nam vô cùng náo nhiệt. Mới đây, tại Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, biên giới Trung-Việt, hơn 40 học viên của lớp đào tạo tiếng Trung và tiếng Việt đến từ Trung Quốc và Việt Nam đã tập trung tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Trung - Việt, cùng tham gia Hoạt động hữu nghị đón Tết Đoan Ngọ của học viên Trung-Việt năm 2024, mọi người cùng gói bánh chưng, làm túi thơm, vẽ quạt, vui chơi trong không khí vui vẻ, đón lễ hội truyền thống chung của hai nước, không những đi sâu tìm hiểu phong tục truyền thống và nội hàm văn hóa của Tết Đoan Ngọ, mà còn để bạn bè Việt Nam cảm nhận nhiệt độ văn hóa truyền thống Tết Đoan Ngọ qua sự tham gia trực tiếp.

Bài hát mà mọi người vừa nghe là bài hát hợp xướng “Việt Nam - Trung Hoa”. Trong hoạt động cùng ngày, các tiết mục đặc sắc như múa “Vũ Đế Tiên” của học viên Việt Nam, bài hát miền núi Vân Nam của học viên Trung Quốc, bài hát hợp xướng Trung-Việt “Việt Nam - Trung Hoa” lần lượt được trình diễn, không chỉ thể hiện nét quyến rũ văn hóa của mỗi nước, mà còn tăng cường tình hữu nghị giữa các học viên hai nước, khiến mọi người cảm nhận được sự giao thoa văn hóa và tình hữu nghị sâu sắc, nhận được sự tương tác nhiệt tình và tiếng vỗ tay của khán giả có mặt.

Sau đó, các học viên Trung - Việt bắt đầu gói bánh chưng, mọi người ngồi quanh bàn, học tập và giao lưu với nhau, dần dần trở nên thông thạo. Bất kể là học viên Trung Quốc hay Việt Nam, nhiều người đều là lần đầu tiên gói bánh chưng tam giác nhỏ kiểu Trung Quốc với nhân là gạo, hạt lạc, táo đỏ, v.v.. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, mọi người đều rất hào hứng rút lá, thắt sợi, bắt chước cách gói bánh chưng chuyên nghiệp. Chẳng mấy chốc, từng chiếc bánh với hình dạng khác nhau đã hoàn thành. Mặc dù kích thước các bánh khác nhau, nhưng mọi người đều cảm nhận được niềm vui của Tết Đoan Ngọ và sự quyến rũ của văn hóa truyền thống.

Cô Bùi Thị Mai, cô giáo người Việt Nam, lần đầu tiên tham gia hoạt động Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc cho biết: “Lần này tham gia hoạt động Tết Đoan Ngọ Trung-Việt, tôi cảm thấy rất vui. Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc, chúng tôi gói bánh chưng, tặng túi thơm, v.v., ở Việt Nam, chúng tôi ăn hoa quả, uống rượu nếp, tôi đã cảm nhận sự khác biệt và nội hàm của văn hóa Trung - Việt, hy vọng bản thân tôi và các học viên có thể tham gia nhiều hơn vào hoạt động giao lưu Trung - Việt như vậy, tăng cường tình cảm giữa hai nước ”.

Cuối cùng, các học viên Trung Quốc đã tặng bánh chưng và túi thơm cho các học viên Việt Nam. Hai bên đã gửi lời chúc bằng ngôn ngữ của nhau. Trong bầu không khí ấm áp và vui vẻ, các học viên Trung Quốc và Việt Nam đã trao đổi và chia sẻ văn hóa và phong tục của nhau, cùng cảm nhận sự quyến rũ và ý nghĩa của lễ hội truyền thống giữa hai nước.

Ngoài Hà Khẩu của tỉnh Vân Nam ở biên giới Trung - Việt, ở huyện Hưng Sơn, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, hoạt động với chủ đề “Gặp gỡ tết Đoan Ngọ” đang diễn ra, cô dâu Việt Nam Vũ Kỳ La được mời tham gia. Mặc chiếc váy Mã Diện màu đỏ kiểu Trung Quốc mới, chị Vũ Kỳ La, 48 tuổi đã thưởng thức biểu diễn văn nghệ và chụp ảnh lưu niệm. Sau khi lấy chồng tại Việt Nam vào năm 2007, cô đã theo chồng đến sinh sống tại Hưng Sơn.

Tại hoạt động, mọi người cùng gói bánh chưng, làm túi thơm, thưởng thức thư pháp, cười nói vui vẻ, bánh chưng thơm nức, không khí lễ hội rất nồng nhiệt. Chị Võ Kỳ La hào hứng chia sẻ:

 “Đây là lần đầu tiên tôi gói bánh chưng với nhiều người như vậy, giống như trở về khung cảnh cùng gia đình ăn tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, tôi cũng chia sẻ với các bạn Trung Quốc, tết Đoan Ngọ ở Việt Nam chúng tôi cũng quây quần bên nhau, ăn hoa quả, giết sâu bọ, đeo dây ngũ sắc, túi thơm, v.v... hoạt động hôm nay khiến tôi cảm thấy vô cùng ấm áp”.

Ông Vương Nghĩa, người dân của cộng đồng khu chung cư chị La cho rằng, thông qua hoạt động này không chỉ có thể tận hưởng quá trình gói bánh chưng, làm túi thơm, trải nghiệm niềm vui hợp tác của hàng xóm, mà còn kết bạn với những người hàng xóm và bạn bèViệt Nam, tìm hiểu sự khác biệt trong phong tục Tết Đoan Ngọ của các quốc gia khác nhau, rất có ý nghĩa.

Ông Vạn Tĩnh Đào, Chủ nhiệm Ủy ban khu dân cư cộng đồng Long Châu nơi chị Vũ Kỳ La ở cho biết: “Mời cô dâu Việt Nam tham gia hoạt động này là để cô cảm nhận sự ấm áp của gia đình, bên cạnh đó, mọi người cũng có thể tìm hiểu phong tục tập quán của các nước, thúc đẩy giao lưu văn hóa. Hai nước Trung-Việt núi sông liền một dải, văn hóa tương thông, đều có tết Đoan Ngọ, tuy tập tục khác nhau, nhưng đều gửi gắn hướng vọng cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Đối với chị Vũ Kỳ La mà nói, hoạt động lần này khiến chị cảm nhận sâu sắc văn hóa truyền thống hai nước, cô cho biết sau khi trở về Việt Nam sẽ kể cho gia đình và bạn bè về phong tục truyền thống của tết Đoan Ngọ Trung Quốc.

Hai nước Trung - Việt đều có phong tục chào đón tết Đoan Ngọ, trong dịp tết Đoan Ngọ năm 2024, tại Trung tâm Thực tiễn văn minh thời đại mới Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc cách hành lang xuất nhập cảnh cửa khẩu biên giới Trung - Việt chưa tới 100 mét, một hoạt động thực tiễn với chủ đề “Lễ hội của chúng ta - thưởng thức tết Đoan Ngọ· kế thừa văn minh” đã diễn ra sôi nổi, thu hút rất nhiều du khách Trung - Việt đến tham gia.

Các cô gái xinh đẹp mặc Hán phục đeo túi thơm cho mọi người đến tham gia hoạt động, ngụ ý trừ ô uế, bình an êm đềm. Trang điểm và trang phục tinh xảo, tập tục truyền thống duyên dáng đầy quyến rũ, khiến mọi người ngất ngây. Điều hấp dẫn nhất trong hoạt động là cuộc thi gói bánh chưng, người dân biên giới hai nước Trung-Việt ngồi quanh nhau, tiến hành cuộc thi tốc độ và kỹ năng, người dân Hà Khẩu còn chủ động dạy kỹ năng gói bánh chưng cho du khách Việt Nam, vô cùng náo nhiệt. Các hoạt động như làm túi thơm, đầu hồ (ném tên vào bình), vẽ quạt... khiến người dân biên giới hai nước Trung-Việt cùng trải qua ngày lễ truyền thống trong không khí vui vẻ.

Du khách Việt Nam đến từ Lào Cai Nguyễn Ngọc Thi cho biết: “Bánh chưng Trung Quốc và Việt Nam có hình dáng và mùi vị khác nhau, sự khác biệt lớn nhất so với bánh chưng Việt Nam là bánh chưng Trung Quốc nhỏ bé hơn, nhìn con mình vui vẻ thưởng thức bánh chưng Trung Quốc, có thể nói bánh chưng nhỏ bé cũng truyền tiếp tình cảm chân thành.”

Trong dịp tết Đoan Ngọ, tại Trung tâm thể thao tỉnh Thiểm Tây miền Tây Trung Quốc, các cầu thủ bóng đá U19 Việt Nam trẻ trung và đẹp trai cũng đã trải nghiệm văn hóa truyền thống độc đáo của hai nước Trung-Việt: gói bánh chưng! Cảm nhận niềm vui của lễ hội truyền thống.

Thời gian các cầu thủ Việt Nam đến Trung Quốc tham gia thi đấu bóng đá là nhân dịp tết Đoan Ngọ, để các cầu thủ cùng nhau trải nghiệm phong tục văn hóa của tết Đoan Ngọ Trung Quốc, cùng cảm nhận không khí lễ hội, ban tổ chức cuộc thi đã mời các thành viên U19 Việt Nam ngồi xung quanh, học tập kỹ năng gói bánh chưng. Họ dùng lá bánh chưng xanh tươi bao quanh gạo nếp và nhân bánh, làm ra từng bánh chưng có hình dáng khác nhau, tiếng cười không ngừng vang lên tại hiện trường.

Thông qua hoạt động này, các thành viên của đội bóng đá U19 Việt Nam không chỉ hiểu biết hơn về văn hóa Trung Quốc, mà còn trải nghiệm niềm vui hợp tác trong nhóm.

Cầu thủ Việt Nam cho biết: “Hoạt động này rất thú vị, bánh chưng rất ngon. Chúng tôi sẽ mang theo trải nghiệm độc đáo này, tiếp tục phấn đấu trên sân bóng! Thực ra, Tết Đoan Ngọ cũng có hoạt động tương tự ở Việt Nam, mong lần sau có thể mời các cầu thủ Trung Quốc cùng trải nghiệm Tết Đoan Ngọ của Việt Nam.”

Ngoài bóng đá ra, trong dịp Đoan Ngọ, các vận động viên hai nước Trung-Việt còn có một sự kiện thể thao vô cùng sôi động đang diễn ra, đó là đua thuyền rồng! Tại huyện Đằng, thành phố Ngô Châu, Quảng Tây, cuộc đua thuyền rồng quốc tế Trung Quốc-ASEAN đã diễn ra sôi nổi.

Cuộc thi lần này có sự tham gia của 28 đội thuyền rồng đến từ các nước ASEAN như Việt Nam, Indonesia, Philippines, các thành phố Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc. Trong cuộc thi còn có các tiết mục múa sư tử và biểu diễn thuyền máy trên biển để vận động viên các nước thưởng thức và giao lưu. Qua những cuộc thi đấu căng thẳng, các vận động viên Việt Nam đã kết bạn với các vận động viên Trung Quốc.

Anh Đỗ Tiến Nam đến từ đội thuyền rồng thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội, Việt Nam cho biết: “Trong cuộc đua thuyền rồng lần này, văn hóa truyền thống hai nước Trung-Việt được giao lưu và học tập tốt hơn, đội thuyền rồng Việt Nam và đội thuyền rồng Trung Quốc so tài với nhau, sau cuộc đua chúng tôi cũng trao tặng cho nhau những quà kỷ niệm tết Đoan Ngọ của mỗi nước, cùng kế thừa tình hữu nghị Trung-Việt.”

 

Biên tập viên:Dung Dung