Bình luận: Chủ nghĩa bảo hộ mới là mối đe dọa của kinh tế toàn cầu

2024-06-11 16:02:40(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Trước thềm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2024, một số quan chức của Mỹ và các nước phương Tây một lần nữa “tấn công” Trung Quốc, hâm nóng và thổi phồng “Trung Quốc dư thừa năng lực sản xuất”, “mô hình công nghiệp Trung Quốc đe doạ kinh tế toàn cầu”. Trên thực tế, luận điệu này của Mỹ và các nước phương Tây chẳng khác gì chính trị hoá vấn đề kinh tế - thương mại trước đó, là thủ đoạn quen dùng của họ chèn ép ngành công nghiệp ưu thế của nước khác, về bản chất là chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, hoàn toàn trái với sự thật và quy luật kinh tế, tất sẽ phá hoại sự cạnh tranh công bằng thực sự, phá hoại trật tự kinh tế thế giới.

Cái gọi là “Trung Quốc dư thừa năng lực sản xuất” trái với thường lệ và thường thức, rất vô lý. Dư thừa năng lực sản xuất, thường là chỉ năng lực sản xuất thực tế của ngành công nghiệp nào đó cao hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, khiến cung nhiều hơn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, công suất của năng lực sản xuất là quyết định theo quan hệ của cung – cầu. Lấy năng lực sản xuất xanh làm ví dụ, hiện nay năng lực sản xuất xanh trên toàn cầu còn chưa đáp ứng được nhu cầu to lớn của thị trường: Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2030, số lượng nhu cầu ô tô năng lượng mới trên toàn cầu sẽ lên tới 45 triệu chiếc, gấp 3 lần so với lượng tiêu thụ của năm 2023; Tổng công suất lắp máy pin năng lượng mặt trời sẽ vượt 5.400 Ghw, gấp khoảng 4 lần so với năm 2023. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu trong năm ngoái của các sản phẩm ô tô điện, pin Lithium, pin năng lượng mặt trời, v.v., của Trung Quốc tăng gần 30 %, chứng tỏ các sản phẩm năng lượng mới của Trung Quốc phù hợp với nhu cầu phát triển của toàn cầu, không tồn tại cái gọi là “dư thừa”.

Nếu quả thật như Mỹ và các nước phương Tây thổi phồng xuất khẩu nhiều sẽ là “năng lực sản xuất dư thừa”, vậy Mỹ mới là nước dư thừa năng lực sản xuất lớn nhất thế giới. Năm 2023, trong hơn 5000 hàng hoá có mã HS6 của hải quan, Mỹ có 376 loại hàng hoá chiếm thị phần xuất khẩu hơn 30% của thế giới, có 1729 loại hàng hoá chiếm thị phần xuất khẩu hơn 10% của thế giới. Chip do Mỹ sản xuất đặc biệt là chip công nghệ cao có hơn 80% là xuất khẩu, thịt lợn và hàng nông sản cũng xuất khẩu với quy mô lớn.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc mang lại phúc lợi cho thế giới. Hiện nay, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đối mặt với thách thức cam go, tính cấp bách thúc đẩy việc chuyển đổi xanh không ngừng tăng lên. Năm 2023, tổng công suất lắp máy mới tăng của năng lượng tái tạo toàn cầu là 510 triệu kWh, Trung Quốc đóng góp hơn một nửa, góp phần to lớn cho sự tăng trưởng của lượng phát điện năng lượng tái tạo toàn cầu. Sản phẩm điện gió, pin năng lượng mặt trời đã xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hỗ trợ các nước cùng xây dựng “Vành đai và Con đường” và đông đảo các nước đang phát triển có được năng lượng sạch, đáng tin cậy và với giá vừa phải. Theo tính toán của một bài viết đăng trên tạp chí “Nature” Anh vào năm 2022, từ năm 2008 – 2020, chuỗi cung ứng pin năng lượng mặt trời lấy Trung Quốc làm chính đã lần lượt tiết kiệm 24 tỷ USD và 7 tỷ USD cho việc lắp ráp pin năng lượng mặt trời của Mỹ và Đức. Trong một bản báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) nêu rõ, trong 10 năm qua, giá thành bình quân trên 1 kWh của dự án phát điện bằng điện gió và pin năng lượng mặt trời trên toàn cầu lần lượt giảm hơn 60% và 80%, trong đó phần lớn là do Trung Quốc đóng góp.

Nếu chất lượng không cao, giá không ưu đãi, công nghệ không tiên tiến, sẽ không có ai “chịu lỗ” mua sản phẩm Trung Quốc. Phó Tổng Giám đốc cấp cao Ngân hàng Kasikorn Thái Lan Kin Chong Choi cho rằng, “Trong những năm qua, sở dĩ ngành công nghiệp mới nổi Trung Quốc có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, là kết quả tích cực sáng tạo, nghiên cứu phát triển và kiểm soát giá thành sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Mỹ và các nước phương Tây khuếch đại “Trung Quốc dư thừa năng lực sản xuất” trên thực tế là tìm cái cớ cho chính sách chủ nghĩa bảo hộ của họ. Mới đây, Mỹ đã tuyên bố tăng thêm thuế quan với mức cao đối với các sản phẩm gang thép, nhôm, chất bán dẫn, pin năng lượng mặt trời và ô tô điện do Trung Quốc sản xuất. Luôn nhấn mạnh trên cửa miệng tự do thương mại, nhưng hành động thực tế là đặt rào cản thương mại và trừng phạt, phá hoại nghiêm trọng chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu. Thập niên 80 thế kỷ trước Mỹ đã từng dùng cái gọi là “dư thừa năng lực sản xuất” để chèn ép ô tô Nhật Bản, nay chẳng quả chỉ là “diễn lại trò cũ” mà thôi.

Mỹ và các nước phương Tây áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại với cái cớ “dư thừa năng lực sản xuất”, đi ngược với xu thế lớn toàn cầu hóa kinh tế, trái với nguyên tắc cạnh tranh công bằng thị trường, phá hoại tự do thương mại, gây tổn hại tới sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng tới sự phục hồi ổn định của kinh tế thế giới và sự chuyển đổi carbon thấp của toàn cầu.

Biên tập viên:Kiều Quân