Bình luận: Vạch trần sự thật đằng sau Mỹ làm rối loạn “tự do hàng hải” ở Nam Hải

2024-06-02 16:22:53(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: “Hàng hải không phải là hoành hành, tự do không thể làm bậy”. Tại buổi họp báo tổ chức mới đây, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ ra một cách sắc bén liên quan báo cáo “Tự do hàng hải” cho năm tài khóa 2023 của Bộ Quốc phòng Mỹ, theo báo cáo này, Mỹ đã thách thức 29 “yêu sách hàng hải quá mức” của 17 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, bao gồm cả Trung Quốc, trong năm tài khóa 2023.

Những năm qua, “tự do hàng hải” đã trở thành cái cớ phổ biến mà Mỹ thười dùng  để phô trương vũ lực và tiến hành các cuộc tuần tra, tập trận chung. Là bàn tay đen đằng sau các vụ việc, Mỹ đã nhiều lần sử dụng luận điệu “tự do hàng hải”.

“Tự do hàng hải” trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển khác hẳn cách nói “tự do hàng hải” của Mỹ. Điểm xuất phát của Liên Hợp Quốc là bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải công bằng mà tất cả các nước nên được hưởng, duy trì trật tự hàng hải toàn cầu; trong khi điểm xuất phát của Mỹ là bảo vệ lợi ích quân sự và ngoại giao của Mỹ, duy trì bá quyền hàng hải của nước này.

Trong mắt Mỹ, “ngoài lãnh hải là vùng biển quốc tế”. Vì lý do này, nước này còn tạo ra khái niệm “vùng nước quốc tế”. Trong khái niệm và cách hành xử của Mỹ, chưa kể tàu chiến Mỹ có thể đi lại hoàn toàn tự do trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước khác, thậm chí trong phạm vi 12 hải lý của các nước ven biển, tàu chiến Mỹ cũng có thể đi qua vô hại dưới danh nghĩa “không bị hạn chế về mặt pháp lý”.

Mỹ chưa tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng lại sử dụng “hoạt động tự do hàng hải” thách thức cái mà Mỹ nhận định là “yêu sách biển quá mức” của các nước khác. Về bản chất, Mỹ sử dụng “gia pháp và quy tắc bang hội” kiểu Mỹ để duy trì bá quyền hàng hải toàn cầu.

Mỹ luôn nói rằng “hoạt động tự do hàng hải” là để đảm bảo an toàn cho các tuyến đường biển và thịnh vượng thương mại, nhưng thực tế có phải vậy không?

Ví dụ, báo cáo “Tự do hàng hải” do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố mới đây, đã được công bố hàng năm kể từ năm 1991. Theo thống kê, tính đến năm 2022, Mỹ tổng cộng tiến hành hơn 600 lần “hoạt động tự do hàng hải” đối với hơn 60 quốc gia, thách thức hơn 700 cái gọi là “yêu sách biển quá mức”.

Các phương tiện truyền thông Mỹ thổi phồng vấn đề một cách quá mức, các phóng viên Mỹ bịa đặt sự thật, các cơ quan tham vấn Mỹ công bố báo cáo đổi trắng thay đen... cuộc chiến dư luận kiểu Mỹ này đang không ngừng tái diễn ở Nam Hải.

Ông Greg Austin, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu phương Tây cũng thẳng thắn chỉ rõ, cái gọi là mối đe dọa đối với vận tải biển thương mại do hành động của Trung Quốc gây ra ở Nam Hải là một lời nói dối hoang đường của Lầu Năm Góc. Trên thực tế, với nỗ lực chung của Trung Quốc và ASEAN, vấn đề tự do hàng hải ở Nam Hải luôn không có vấn đề gì. Việc Mỹ thực thi “bá quyền hàng hải” dưới danh nghĩa “tự do hàng hải” là nguyên nhân sâu xa gây ra rủi ro an ninh hàng hải và hàng không.  

Biên tập viên:La Thành