Báo cáo về tình trạng nhân quyền của Mỹ năm 2023

2024-05-29 17:10:19(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Lời tựa

Năm 2023, tình trạng nhân quyền ở Mỹ tiếp tục xấu đi. Ở Mỹ, nhân quyền diễn biến theo hướng ngày càng phân cực. Ngoại trừ một số ít người giữ vị thế chi phối chính trị, kinh tế-xã hội, đại đa số người dân bình thường ngày càng bị gạt ra ngoài lề, các quyền lợi và tự do cơ bản không có tác dụng. 76% người Mỹ cho rằng đất nước mình đang phát triển chệch hướng.

Ở Mỹ, các chính đảng đấu đá dữ dội, chính quyền thiếu năng lực và quản lý thiếu hiệu quả, quyền lợi công dân và chính trị không được bảo đảm hiệu quả. Hai đảng khó đi đến nhận thức chung về việc kiểm soát súng đạn, các vụ xả súng xảy ra liên tiếp trên diện rộng, khoảng 43 nghìn người chết vì bạo lực súng đạn, trung bình hàng ngày có 117 người thiệt mạng. Cảnh sát lạm dụng bạo lực khi chấp pháp, năm 2023 có ít nhất 1.247 người chết vì bạo lực của cảnh sát, mức cao kỷ lục kể từ năm 2013, chế độ giải trình trách nhiệm khi thi hành công vụ không có tác dụng. Dân số Mỹ chiếm chưa đến 5% tổng dân số thế giới, số tù nhân lại chiếm tới 25% toàn cầu, là đất nước nhà tù đích thực. Đấu đá giữa các đảng phái ngày càng trầm trọng, các đảng phái lợi dụng việc hoạch định khu vực bầu cử để thao túng cuộc bầu cử, Hạ viện hai lần xảy ra trò hề khi mãi mới bầu ra Chủ tịch, sự tín nhiệm chính phủ tiếp tục giảm, sự tín nhiệm của người dân Mỹ vào Chính phủ Liên bang chỉ đạt 16%.

Chủ nghĩa sắc tộc ở Mỹ thâm căn cố đế, tình trạng kỳ thị sắc tộc nghiêm trọng. Các chuyên gia Liên Hợp Quốc nêu rõ, chủ nghĩa sắc tộc mang tính hệ thống nhằm vào người dân gốc Phi đã lan toả đến lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp hình sự của Mỹ. Do có sự kỳ thị sắc tộc nghiêm trọng trong lĩnh vực dịch vụ y tế, tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai và sản phụ gốc Phi hầu như cao gấp 4 lần so với phụ nữ da trắng. Gần 60% người dân gốc Á cho biết họ bị kỳ thị sắc tộc. “Chương trình hành động Trung Quốc” nhằm vào các nhà khoa học gốc Hoa gây ra hậu quả sâu rộng. Ý thức hệ chủ nghĩa sắc tộc lan truyền ác tính trên nhiều nền tảng phương tiện truyền thông xã hội, âm nhạc, trò chơi điện tử của Mỹ và lan rộng xuyên biên giới. Mỹ là nước xuất khẩu chủ nghĩa sắc tộc cực đoan chủ yếu.

Phân hóa giàu nghèo ở Mỹ ngày càng gia tăng, hiện tượng “người có việc vẫn cứ nghèo” ngày một nổi cộm, cơ chế bảo đảm các quyền lợi kinh tế-xã hội không vận hành. Việc phân phối thu nhập lao động lâu nay chênh lệch rất lớn, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo mở rộng đến mức nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929. Mỹ hiện có 1,15 triệu gia đình làm công ăn lương thu nhập thấp, nhà nước không nâng mức lương tối thiểu theo giờ kể từ năm 2009, sức mua 1 USD trong năm 2023 đã giảm xuống còn 70% so với năm 2009. Các gia đình có thu nhập thấp khó chi trả các nhu cầu cuộc sống cơ bản như thực phẩm, tiền thuê nhà và năng lượng, hơn 650 nghìn người vô gia cư, mức cao kỷ lục trong 16 năm qua. “Người có việc vẫn cứ nghèo” khiến “giấc mơ Mỹ” của những người làm việc cần cù tan vỡ, dẫn đến làn sóng đình công lan rộng nhất vào năm 2023 kể từ khi bước vào thế kỷ 21.

Quyền lợi của phụ nữ và trẻ em Mỹ lâu nay đều bị xâm phạm mang tính hệ thống, các quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong Hiến pháp bị thiếu sót, Mỹ đến nay vẫn chưa phê chuẩn “Công ước Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”, hơn nữa là nước duy nhất trong các nước thành viên Liên Hợp Quốc chưa phê chuẩn công ước này. Tháng 4/2023, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ đề án sửa đổi Hiến pháp liên quan việc bảo đảm bình đẳng giới. Mỹ hàng năm có khoảng 54 nghìn phụ nữ thất nghiệp do bị phân biệt đối xử khi mang thai. Hơn 2,2 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ không được chăm sóc sản khoa. Tối thiểu có 21 bang ra lệnh cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt đối với hành vi phá thai. Số phụ nữ mang thai và sản phụ tử vong đã tăng hơn gấp đôi trong gần 20 năm qua. Bạo lực tình dục tại công sở, trường học, gia đình... liên tiếp xuất hiện. Quyền được sống và quyền phát triển của trẻ em rất đáng lo ngại. Một số đông trẻ em bị gạt bỏ ra ngoài chương trình trợ cấp y tế. Bạo lực súng đạn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ em. Hành vi lạm dụng ma tuý hoành hành trong cộng đồng thanh thiếu niên. 46 bang bị phát hiện giấu giếm khoảng 34,8 nghìn vụ trẻ em gửi nuôi mất tích.

Mỹ là nước được hưởng lợi từ người nhập cư cả trong lịch sử và hiện thực, nhưng lại tồn tại vấn đề nghiêm trọng về bài xích và kỳ thị người nhập cư. Từ “Đạo luật bài Hoa” khét tiếng năm 1882 đến “lệnh cấm người Hồi giáo nhập cảnh” năm 2017 bị cộng đồng quốc tế lên án rộng rãi, cách làm bài xích và kỳ thị người nhập cư đã ăn sâu vào cấu trúc thể chế của Mỹ. Vấn đề người nhập cư hiện đã là công cụ để các đảng phái tranh giành lợi ích và lăng-xê nồi cơm thiu chính trị, các chính khách bỏ mặc quyền lợi và phúc lợi cá nhân của người nhập cư, chính sách nhập cư đơn giản được sao chép thành lập trường chia rẽ giữa các đảng phái, tức “bạn tán thành thì tôi phản đối”, rốt cuộc trở thành show diễn chính trị lợi dụng cử tri. Cục diện rối loạn của người nhập cư rơi vào sự tuần hoàn ác tính không có lời giải, người nhập cư và trẻ em bị đối xử tàn bạo như bị bắt giữ quy mô lớn, buôn bán người và bóc lột, bản chất giả dối của sự phân cực chính trị và nhân quyền kiểu Mỹ được thể hiện rất sâu sắc trong vấn đề người nhập cư.

Mỹ lâu nay theo đuổi bá quyền, thúc đẩy chính trị cường quyền, lạm dụng vũ lực và trừng phạt đơn phương. Liên tiếp vận chuyển vũ khí như bom, đạn chùm đến các nước khác, làm leo thang tình hình căng thẳng và xung đột vũ trang khu vực, dẫn đến một lượng lớn dân thường thương vong và khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Điên cuồng triển khai “cuộc chiến ủy nhiệm tại nước ngoài”, phá hoại sự ổn định xã hội ở nước khác, xâm phạm nhân quyền của nước khác. Đến nay vẫn không chịu đóng cửa Nhà tù Guantanamo.

Biên tập viên:Mẫn Linh