Bình luận: Bảo vệ hòa bình thế giới - Ai mới thực sự gánh trách nhiệm của một nước lớn?
Ngày 29 tháng 5 là Ngày Quốc tế Lực lượng Gìn giữ hòa bình. Trong ngày đặc biệt này, chúng ta hãy xem Trung Quốc và Mỹ, hai quốc gia lớn nhất trên thế giới tham gia hành động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, ai mới là nước lớn thực sự đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ hoà bình của thế giới.
Trung Quốc và Mỹ có điểm xuất phát khác nhau trong việc bảo vệ hòa bình thế giới.
Trung Quốc chủ trương giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế thông qua đối thoại và hợp tác, là nước kiên định bảo vệ hòa bình thế giới và tích cực tham gia các hành động động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Các hành động gìn giữ hòa bình của Trung Quốc không chỉ giới hạn trong việc gửi quân để duy trì an ninh chuyển tiếp, mà đã phát triển thành các biên pháp tổng hợp viện trợ và cứu trợ đa phương hoá, đa dạng hoá như cứu trợ y tế, viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v.. Ví dụ, Trung Quốc đã thực hiện viện trợ quân sự không hoàn lại 100 triệu USD cho Liên minh châu Phi nhằm hỗ trợ châu Phi xây dựng quân đội thường trực và lực lượng phản ứng nhanh ứng phó khủng hoảng; Thành lập Quỹ Hòa bình và Phát triển Trung Quốc - Liên Hợp Quốc, gần một nửa trong số đó liên quan đến các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc... tiếp thêm sức sống mới vào sự nghiệp hòa bình toàn cầu.
Mỹ quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của nước mình và sự hiện diện quân sự. Quân đội Mỹ hiếm khi tham gia các hành động gìn giữ hòa bình do Liên Hợp Quốc sắp xếp. Lấy châu Phi làm ví dụ, quân đội Mỹ có một cơ quan chiến lược như Bộ Tư lệnh Châu Phi ở Châu Phi, triển khai lực lượng quân đội với quy mô lớn, nhưng những lực lượng này đều là quân Mỹ, họ không bao giờ tham gia hành động gìn giữ hòa bình và không đội mũ xanh. Với tư cách là "cảnh sát thế giới", Mỹ không muốn chịu sự ràng buộc quá nhiều của các hành động động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, chỉ là nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự Mỹ tại nước ngoài, bảo vệ lợi ích bá quyền của Mỹ.
Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt rất lớn trong các hành động gìn giữ hòa bình thế giới.
Trong khi tạo ra môi trường an toàn và ổn định cho các quốc gia và vùng lãnh thổ xảy ra xung đột, lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc còn tích cực tham gia chăm sóc y tế và sức khỏe, cứu trợ nhân đạo, bảo vệ môi trường, phát triển dân sinh, tái thiết xã hội, v.v., đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm công cộng hơn. Tại Lebanon, Trung Quốc tích cực thực hiện hỗ trợ nhân đạo bằng nhiều hình thức như khám bệnh miễn phí và quyên tặng; tại Sudan, Trung Quốc đã đào giếng tại các khu vực ven sa mạc phức tạp để cho người dân Darfur được uống “nước an toàn”; tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Quốc đã kết thành cặp với “Làng trẻ em quốc tế” ở thành phố Bukavu của nơi trú quân, trẻ em gọi một cách thân thiết các nữ quân nhân gìn giữ hòa bình Trung Quốc là “những bà mẹ Trung Quốc”.
Các hành động gìn giữ hòa bình của Mỹ luôn dẫn tới tình trạng càng gìn giữ càng hỗn loạn. Trong gần 20 năm qua, trên thế giới đã xảy ra 4 cuộc chiến tranh lớn, tất cả đều liên quan đến Mỹ. Sau khi Mỹ đưa quân đến, thường dẫn đến sự phổ biến vũ khí và sự hỗn loạn nội bộ càng nghiêm trọng hơn. Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, Mỹ không ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, cuối cùng khiến người dân Ukraine rơi vào vũng lầy chiến tranh của Mỹ; trong cuộc xung đột Palestine - Israel, Mỹ rõ ràng thiên vị Israel, hành động đưa tàu sân bay và viện trợ quân sự cho Israel càng làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột.
Hành động gìn giữ hòa bình của Trung Quốc và Mỹ có dư luận khác biệt rất lớn trên trường quốc tế.
Gìn giữ hòa bình đã trở thành tấm danh thiếp ngoại giao của Trung Quốc và cộng đồng quốc tế đã đánh giá cao các hành động gìn giữ hòa bình của Trung Quốc. Ông Mohamed Bandi, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 74 cho biết: “Trung Quốc đang phát huy vai trò ngày càng lớn trong các hành động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc về mặt nhân viên và kinh phí”. Phó Tổng Thư ký phụ trách công việc gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc Jean-Pierre Lacroix cho biết, trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình, “sự đóng góp của Trung Quốc đáng được ra sức tôn vinh”. Cố vấn quân sự của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng, lực lượng gìn giữ hòa bình Trung Quốc đã làm tấm gương cho các nước khác.
Mỗi khi Mỹ nói rằng “sát cánh” với nước nào sẽ mang lại “hòa bình” cho nước đó, nhưng cuối cùng mang lại khủng hoảng và chiến tranh. Đúng như nhà sử học người Mỹ Paul Atwood đã nói: “Chiến tranh là lối sống của người Mỹ”. Một bài viết trên trang điện tử “Ngoại giao hiện đại” của châu Âu đã chỉ ra rằng: “Mọi người đều biết rằng, Mỹ luôn là kẻ đầu têu gây ra các cuộc xung đột chứ không phải là nước bảo vệ hoà bình".
Trung Quốc kiên định không dời đi con đường phát triển hòa bình và là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa sự phát triển hòa bình vào Hiến pháp của nước mình. Dù tình hình quốc tế có sự biến đổi ra sao, Trung Quốc trước sau như một là nước xây dựng hòa bình thế giới, nước đóng góp cho sự phát triển toàn cầu và nước bảo vệ trật tự quốc tế. Trung Quốc đã thể hiện sự cam kết đối với hoà bình bằng hành động thực tế, đóng góp sức mạnh Trung Quốc kiên định vào việc bảo vệ hoà bình thế giới, xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại.
Biên tập viên:Kiều Quân