“Thịnh vượng chung” - mục tiêu xuyên suốt quá trình cải cách mở cửa Trung Quốc

2024-05-22 16:55:35(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Đối với bạn bè quốc tế quan tâm tới Trung Quốc, “thịnh vượng chung” là một từ khoá hết sức phổ biến những năm gần đây. “Thịnh vượng chung” có thể hiểu đơn giản là xã hội nơi toàn dân cùng giàu có, mọi người dân đều có thể cảm nhận đầy đủ hạnh phúc, hưởng thụ thành quả của công cuộc cải cách đất nước. Thực chất đây không phải là một khái niệm mới xuất hiện, mà trong suốt 45 năm cải cách và mở cửa (1978-2023), các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn luôn đặt mục tiêu tạo dựng xã hội “thịnh vượng chung” lên vị trí hàng đầu.

Mới đây, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Phùng Thị Huệ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) về lộ trình tiến tới “thịnh vượng chung” của Trung Quốc.

Theo PGS. TS Phùng Thị Huệ, chặng đường cải cách, mở cửa đất nước của Trung Quốc 45 năm vừa qua là quá trình xây dựng, điều chỉnh để hoàn thiện một mô hình phát triển chất lượng cao “kiểu Trung Quốc” trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường… Tiêu chí tối caothượng của mô hình đó là toàn dân “cùng giàu có” (thịnh vượng chung), theo phương châm mọi người dâncùng đều thụ hưởng thành quả cải cách một cách công bằng, bình đẳng. Đây là mục tiêu căn cốt luôn được các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp tương đối hiệu quả. Tư tưởng, quan điểm, đặc biệt là cCon đường đi tới “thịnh vượng chung” qua từng thời kỳ - từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình có nhiều nhữngnét khác nhau, nhưng phương châm quan điểmhạt nhân “lấy con người làm gốc”, “lấy nhân dân làm trung tâm” luôn không thay đổi. Chủ trương và biện pháp thực hiện mục tiêu có thể khác nhau trong từng giai đoạn, nhưng quan điểm hạt nhân vẫn là đáp ứng nhu cầu sống giàu có về vật chất, văn minh về tinh thân, dân chủ về chính trị cho toàn thể người dân.Kể từ Đại hội Đảng lần thứ XVIII, Trung Quốc liên tục khẳng định “thịnh vượng chung” là đích tới sau cùng của công cuộc cải cách và hiện đại hoá đất nước, cũng chính là tiêu chí nổi bật trong “Giấc mộng Trung Quốc”.

Mặc dù xây dựng xã hội“thịnh vượng chung” là quan điểm chủ trươngnhất quán, xuyên suốt quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc, nhưng đến thời kỳ ông Tập Cận Bình nắm quyền thì mục tiêu đó mới thật sự có bước đột phá cả về tiêu chí lẫn biện pháp thực hiện. Tại cuộc họp lần thứ 10 Uỷ ban Tài chính và Kinh tế Trung ương (8-2021), ông Tập Cận Bình tuyên bố, đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc thực hiện mục tiêu “thịnh vượng chung”. Tiếp đó, “thịnh vượng chung” lần đầu tiên được đưa vào Điều lệ Đảng tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây cũng là nhiệm vụ cần đạt tới trong mục tiêu “100 năm lần thứ hai” - phục hưng dân tộc Trung Hoa bằng hiện đại hoá kiểu Trung Quốc.

PGS. TS Phùng Thị Huệ đánh giá, trên lộ trình cải cách và mở cửa đất nước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hoạch định và thực thi đa dạng các chính sách, biện pháp tương đối hữu hiệu để từng bước hiện thực hoá giấc mơ toàn dân“chung hưởng thịnh vượng”. Các chính sách trọng tâm, cốt lõi nhất trong 45 năm cải cách đất nước của Trung Quốctrước hết phải kể đến chính sách bao gồm:thu hẹp khoảng cách phát triển vùng miền; chính sách cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống ngườidân sinh như tạo việc làm ổn định cho người dânlao động, xây dựng và kiện toàn hệ thống an sinh hiện đại, đẩy mạnh công cuộcxây dựng Trung Quốc khoẻ mạnh; chính sách điều hoà cơ cấu phân phối thu nhập…

Theo vị học giảnày, suy cho cùng, phân phối thu nhập chính là yếu tố căn bản nhất quyết định xã hội có khả năng phát triển theo xu hướng “thịnh vượng chung” hay không. Trung Quốc đã từng lâm vào tình trạng thu nhập bình quaân đầu người quá chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị với nông thôntỉnh thành. Trong giai đoạn tới, Trung Quốc sẽ hết sức chú trọng nhiệm vụ điều hoà, ưu hoá cơ cấu phân phối thu nhập, nhằm cân bằng thu nhập hợp lý, thoả đáng cho mọi đối tượng lao động. Chỉ có như vậy mới giảm dần được nhóm người yếu thế, mở rộng giai tầng trung lưu, thoát khỏi tình trạng phân cực, từng bước tạo dựng mô hình giai tầng “quả trám”. Khi đó, mục tiêu “thịnh vượng chung” sẽ đến gần hơn.

Thực hiện mục tiêu “thịnh vượng chung” là khát vọng và quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước và toàn thể người dân Trung Quốc. Lộ trình hiện thực hoá “thịnh vượng chung” tới đây sẽ hội tụ nhiều cơ hội và thuận lợi, PGS. TS Phùng Thị Huệ đánh giá.

“Trung Quốc hiện đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả và tuyên bố giải quyết xong vấn đề nghèo đói trên phạm vi toàn quốc vào năm 2020. Đây là nền tảng hết sức vững chắc để Trung Quốc tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho đông đảo người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn và khu vực kém phát triển,” chuyên gia Việt Nam cho hay.

Mấy chục năm qua, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá, khoa học hiện đại, đang từng bước trở thành cường quốc văn hoá, giáo dục trên thế giới. Điều đó giúp đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Trung Quốc ngày càng được nâng cao, phù hợp với nội hàm “thịnh vượng chung” được Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: cùng giàu có về vật chất và cùng phồn thịnh về tinh thần.

Song vì “thịnh vượng chung” là mục tiêu dài hạn, nên chắc chắn Trung Quốc không khỏi đối mặt với nhiềucũng không ít các khó khăn, thách thứccần phải vượt qua. Chẳng hạn, như phát triển cân bằng vùng miền chỉ có thể đạt tới cục diện tương đối, chênh lệch thu nhập và phân hoá giai tầng chưa thể tháo gỡ triệt để trong thời gian ngắn, hay như việc thực hiệnmục tiêu “nhất thể hoá” chế độ an sinh xã hội toàn quốc còn phải trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh và hoàn thiện,...chưa thể thực hiện triệt để.

“Trong thời gian tới chắc chắn Trung Quốc sẽ nỗ lực triển khai và xúc tiến mạnh mẽ nhiều chính sách, ra sức tận dụng mọi cơ hội, khắc phục mọitrở ngại trên lộ trình tiến tới “thịnh vượng chung”. Nhiều tiêu chí “thịnh vượng chung” có khả năng trở thành hiện thực, nhưng cũng không ít tiêu chí phải chờ thời gian và nỗ lực nhiều hơn,” PGS. TS Phùng Thị Huệ nhìn nhậnkhẳng định.



Biên tập viên:Hạ Vi