Bình luận: Trung Quốc luôn là nước tích cực bảo tồn đa dạng sinh học

2024-05-21 06:42:11(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Ngày 22 tháng 5 là Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, một ngày nhằm khơi dậy tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu. Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành nước hoạt động tích cực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu thông qua một loạt chính sách và hành động thiết thực. Điều này không những thể hiện trách nhiệm của một nước lớn có tinh thần trách nhiệm mà còn cung cấp cho các nước trên thế giới “giải pháp Trung Quốc” về bảo tồn đa dạng sinh học.

Năm 2021, một đàn voi di cư đã thu hút sự quan tâm của thế giới. “Hành trình về nhà” của đàn voi hoang dã này ở Vân Nam, Trung Quốc chính là hình ảnh thu nhỏ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của Trung Quốc trong những năm qua. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ đa dạng sinh học và coi đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn minh sinh thái. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng và thực hiện một loạt chính sách và biện pháp bảo vệ, đồng thời không ngừng tăng cường bảo vệ. Ví dụ, ban hành “Luật Bảo vệ đa dạng sinh học”, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và đưa ra lằn ranh đỏ bảo vệ sinh thái, xây dựng mạng lưới bảo vệ sinh thái khá hoàn chỉnh. Những biện pháp này bảo vệ hiệu quả môi trường sống của các giống loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng và duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái.

Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc bảo tồn đa dạng sinh học đã thu được hiệu quả nổi bật. Quần thể các loài động thực vật hoang dã quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng đã giữ ổn định và tăng vững chắc, điều kiện sống của nhiều giống loài đã được cải thiện đáng kể. Ví dụ, trong những năm gần đây, những tin tức ấm lòng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học ở Trung Quốc liên tục xuất hiện, từ mèo hoang mạc, loài động vật hoang dã được bảo vệ cấp I quốc gia xuất hiện ở Khu bảo tồn núi Kỳ Liên cho đến ba con chim hồng hoàng cổ nâu xuất hiện trong rừng núi ở huyện Doanh Giang, Vân Nam; Từ những con hổ Siberia vào làng cho đến những con voi châu Á di cư về phía bắc ở Vân Nam; Từ sự xuất hiện thường xuyên của cá heo không vây Dương Tử cho đến sự xuất hiện thường xuyên của báo tuyết ở Công viên quốc gia Tam Giang Nguyên, những hiện tượng này không chỉ chứng minh thành tựu thực sự của Trung Quốc trong việc bảo tồn đa dạng sinh học mà còn tăng thêm niềm tin cho sự nghiệp bảo vệ sinh thái toàn cầu.

Trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Trung Quốc đã tận dụng tối đa các phương tiện khoa học công nghệ và đổi mới phương pháp bảo vệ. Ví dụ, thông qua công nghệ viễn thám vệ tinh, giám sát bằng máy bay không người lái và phân tích dữ liệu lớn, giám sát theo thời gian thực sự thay đổi của môi trường sinh thái và xu hướng di chuyển của động vật hoang dã, đã cải thiện tính khoa học và độ chính xác của công tác bảo tồn. Đồng thời, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và ngân hàng gen cũng cung cấp cơ sở khoa học và hỗ trợ kỹ thuật quan trọng cho việc bảo vệ và phục hồi các giống loài.

Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Chính phủ mà còn cần sự tham gia của toàn xã hội. Trung Quốc đã triển khai tuyên truyền giáo dục rộng rãi về đa dạng sinh học để nâng cao ý thức bảo vệ sinh thái của người dân và thúc đẩy mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học. Ví dụ, các trường học và cộng đồng dân cư các địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, các phương tiện truyền thông phổ biến kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học đã nâng cao đáng kể nhận thức và sự tham gia của người dân về bảo vệ môi trường của. Ngày càng nhiều người dân bình thường tự nguyện tham gia vào hàng ngũ bảo vệ sinh thái và chung tay góp sức xây dựng ngôi nhà xanh.

Là nước tham gia quan trọng việc bảo tồn đa dạng sinh học, Trung Quốc tích cực tham gia hợp tác bảo vệ sinh thái toàn cầu. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn Công ước về Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, đồng thời triển khai hợp tác với nhiều nước và tổ chức quốc tế, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sinh thái toàn cầu. Dù là tham gia các dự án bảo vệ sinh thái quốc tế hay chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ bảo tồn, Trung Quốc luôn dốc sức cùng các nước trên thế giới ứng phó các thách thức da dạng sinh học trên toàn cầu, chung tay bảo vệ ngôn nhà chung của nhân loại. Ví dụ, trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào, Trung Quốc liên tục bổ sung vốn xây dựng, xây thêm đường hầm và thay đường bằng cầu chỉ để bảo vệ nơi sinh sống của loài voi.

Hiện nay, Trung Quốc đã có 2.750 khu bảo tồn thiên nhiên các cấp và các loại, trong đó có 474 khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia. Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên lục địa đã lên tới hơn 1,7 triệu km2, đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái. Mặc dù vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường bảo vệ sinh thái trong tương lai, không ngừng hoàn thiện các chính sách và biện pháp bảo vệ, đồng thời thúc đẩy xây dựng nền văn minh sinh thái bước lên tầm cao mới. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với thế giới cùng ứng phó các thách thức đa dạng sinh học, chung tay xây dựng ngôi nhà trái đất tươi đẹp và chung sống hài hòa.

Biên tập viên:Kiều Quân