Vạn vật các đắc kỳ hòa dĩ sinh -- Các đắc kỳ dưỡng dĩ thành

2024-05-16 09:19:17(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Vạn vật các đắc kỳ hòa dĩ sinh -- Các đắc kỳ dưỡng dĩ thành

Dịch nghĩa: Vạn vật thiên hạ được tạo ra bởi sự hòa hợp của chính mình, được nuôi dưỡng bằng chính chất dinh dưỡng của mình để trưởng thành)

Bảo vệ rừng Saihanba

Thiên nhiên tươi đẹp trong lòng bạn như thế nào?

Biển xanh thăm thẳm, rừng nguyên sinh bất tận, sông ngòi, hồ nước, thác nước …

Người dẫn: Rừng mưa nhiệt đới Amazon bị tàn phá nghiêm trọng, cứ 1 phút thì “lá phổi của trái đất” lại mất đi diện tích trung bình của 6 sân bóng đá; hiện tượng El Nino làm tăng sự nóng lên toàn cầu,  mực nước biển dâng cao và khi mỗi  1℃ tăng lên ở Đông Thái Bình Dương sẽ mang đến thảm họa lớn cho toàn cầu...

Đối mặt với hỏa hoạn, hạn hán, lũ lụt, sóng thần, bão tố, sa mạc hóa, lở đất...... con người nhỏ bé và bất lực biết bao.

“Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước  càng ngày càng xuân.”

 Lời dặn của Bác Hồ đã in sâu trong lòng mọi người, ngày nay, trồng cây gây rừng đã trở thành phong tục đẹp của người dân Việt Nam mỗi khi mùa xuân đến.

“Vạn vật các đắc kỳ hòa dĩ sinh, các đắc kỳ dưỡng dĩ thành”

Đây là câu nói của Tuân Tử, nhà tư tưởng thời Chiến Quốc của Trung Quốc, có nghĩa là vạn vật thiên hạ được tạo ra bởi sự hòa hợp của chính mình, được nuôi dưỡng bằng chính chất dinh dưỡng của mình để trưởng thành. Chủ tịch Tập Cận Bình đã trích dẫn câu này tại Hội nghị thượng đỉnh về  khí hậu năm 2021, đề xướng các nước lên kế hoạch phát triển từ góc độ chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Vậy chúng ta nên làm thế nào để bảo vệ ngôi nhà tươi đẹp trong trái tim  chúng ta?

Phỏng vấn người dân Việt Nam

Phóng viên: Theo bạn, quê nhà tươi đẹp là như thế nào?

Người dân 1: Quê tôi ở Đà Nẵng, biển có màu xanh thẫm, bãi cát trắng Mỹ Khê dưới bóng cây dừa, cùng hoàng hôn vàng óng …

Người dân 2: Khi bạn chèo thuyền qua sông Ngô Đồng ở Ninh Bình, xuyên qua những ngọn núi xanh cao chót vót, làn nước trong vắt và những hang động bí ẩn, trong thoang thoảng hương thơm lúa mới, nghe người chèo thuyền kể những câu chuyện thú vị...

Người dân 3: Tôi lớn lên ở Tây Nguyên, bạn đừng nghĩ Tây Nguyên chỉ có núi cao, còn có rừng nguyên sinh vô tận, sông, hồ, thác nước, hoa súng nổi trên mặt nước hồ, những con vật nhỏ chạy đi chạy lại trong rừng...

Phóng viên: Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, dẫn đến nhiều thiên tai khắc nghiệt, làm sao chúng ta có thể bảo vệ được quê hương của mình?

Người dân 4: Thật là khó chị ạ, nhiều người bắt đầu nhận thức rằng, biến đổi khí hậu rất khó thay đổi nếu chỉ dựa vào sức con người, chúng ta chỉ có thể làm cho nó xảy ra chậm hơn mà thôi...

Người dân 5: Tôi đã tham gia Đội Tình nguyện dọn sạch rác thải tại Việt Nam. Chúng tôi thường xuyên đi nhặt rác tại bờ biển, công viên. Các hoạt động tình nguyện đã thay đổi nhận thức của tôi về môi trường. Trái đất là một gia đình lớn. Sức mạnh của chúng ta tuy nhỏ, nhưng góp chút sức nhỏ thành sức mạnh lớn.

Người dân 6: Việt Nam đã đề xuất Hoạt động trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021 - 2025,  tôi và con tôi hàng năm đều tham gia, đến nay đã trồng được 3 cây rồi. Trung Quốc có câu “Non xanh nước biếc là rừng vàng biển bạc”, trồng cây gây rừng sẽ làm cho núi càng xanh hơn, nước càng sạch hơn!

Khu vực trung tâm của lâm trường lâm trường Saihanba

Mảnh rừng rộng 80 nghìn hécta này là khu rừng nhân tạo lớn nhất thế giới, nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Bắc, phía nam của cao nguyên cát Nội Mông, Trung Quốc, được đặt tên là Saihanba – Ngọn núi cao tươi đẹp. Một buổi sáng sớm đầu tháng 4, ánh sáng lấp lánh, chim bay trên bầu trời. Dọc theo đường danh lam thắng cảnh Quốc gia số 1, phóng viên và anh Nguyễn Thành Trung đến từ Hà Nội, Việt Nam là Tiến sĩ triết học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cùng lái xe vào trung tâm lâm trường Saihanba, trên bảng nhiệt độ hiện thị thiệt độ bên ngoài xe là 10 ℃. Hạ cửa kính xe, không khí trong lành hòa quyện với mùi dầu thông và hương vị của đất thấm sâu vào lồng ngực… Người bảo hộ rừng đầu tiên họ gặp ở Saihanba là anh Bành Chí Kiệt, Trưởng Phòng Phòng cháy của lâm trường.

Nguyễn Thành Trung: Trời ơi, anh Bành,khu rừng này thật là hùng vĩ!

Bành Chí Kiệt: Tiến sĩ Thành Trung, anh biết không, hơn 60 năm trước, đây là một vùng đất hoang vu mênh mông cát vàng bao la, chim bay mỏi cánh không có chỗ đậu.

Nguyễn Thành Trung: Thật không thể tưởng tượng tất cả từng ngọn cây cọng cỏ ở đây là do người trồng, thật sự quá khâm phục.

Bành Chí Kiệt: Anh có biết những bảo vật này sợ nhất là gì không?

Nguyễn Thành Trung: Tôi nghĩ chắc là hỏa hoạn.

Bành Chí Kiệt: Đúng vậy, chính là  hỏa hoạn !

Phóng viên: Làm thế nào mà một khu rừng lớn như vậy có thể phòng cháy được anh?

Bành Chí Kiệt: Trước đây thực sự khó, nhưng bây giờ chúng tôi sử dụng công nghệ cao kết hợp với nhân lực.

Nguyễn Thành Trung: Có phải nhờ vào những chiếc máy bay không người lái này không?

Bành Chí Kiệt: Đúng rồi! Chúng tôi hiện đang dùng máy bay không người lái để tuần tra hàng ngày xung quanh lâm trường.

Phóng viên: 1, 2, 3, 4... tất cả là 8 chiếc?

Bành Chí Kiệt: Đúng, 8 chiếc máy bay đã hình thành phi đội tuần tra máy bay không người lái cho lâm trường chúng tôi. Máy bay không người lái  liên kết  bầu trời và mặt đất, phát huy vai trò quan trọng trong việc phòng cháy. Radar hồng ngoại dùng để giám sát hỏa hoạn, cảnh báo sét, giám sát rừng trực tuyến và điểm nóng vệ tinh, chúng tôi sử dụng các phương tiện công nghệ cao để giám sát tình hình phòng cháy toàn bộ khu vực rừng.

Nguyễn Thành Trung: Cụ thể đội bay này hoạt động như thế nào ?

Bành Chí Kiệt: Ví dụ như phòng cháy chữa cháy vào mùa hè, phòng ngừa cảnh báo sấm sét, chính là một công việc rất quan trọng.

Phóng viên: Hả! Trước đây đã từng nghe câu nói “Thiên lôi câu địa hỏa”, rất dễ dẫn đến cháy rừng.

Bành Chí Kiệt: Đúng vậy, khi sấm cách rìa lâm trường 10 km, cường độ vượt quá 50 kA, sẽ có rủi ro. Hệ thống sẽ gửi tin nhắn đến điện thoại di động của nhân viên văn phòng và nhân viên quan sát ở tháp canh gần nhất...

Tháp canh Saihanba

Lưu Quân: Tháp canh Vọng Hải lâu nhận được cảnh báo, tháp canh Vọng Hải lâu nhận được cảnh báo, hiện lập tức đi hiện trường kiểm tra.

Vương Quyên: Quan sát viên Núi Nguyệt Lượng Lưu Quân, Vương Quyên đã hoàn thành tuần tra. Núi Nguyệt Lượng, mọi thứ đều bình thường!

Là người chăm sóc rừng thế hệ thứ hai trong lâm trường, từ năm 2008, khi leo lên Vọng Hải lâu ở sâu trong rừng Hải Lâm, vợ chồng Lưu Quân, Vương Quyên cùng với 7 cặp vợ chồng khác đã trở thành người trông coi  hàng trăm nghìn hécta rừng. 15 năm qua, vợ chồng Lưu Quân, Vương Quyên đã trông giữ rừng, quan sát hỏa hoạn, mong đợi bình an. Tuy rằng mỗi lần báo cáo chỉ có câu “Núi Nguyệt Lượng, mọi thứ đều bình thường”, nhưng đã cho thấy nguyện ước ban đầu và ý thức trách nhiệm của vợ chồng Lưu Quân.

Lưu Quân: Vọng Hải lâu của chúng tôi, tương đương với con mắt của rừng, công việc của chúng tôi quan sát trong phạm vi có thể nhìn thấy.

Vương Quyên: Luôn luôn là hai vợ chồng chúng tôi ở bên nhau, đồng hành, ủng hộ lẫn nhau.

Nguyễn Thành Trung: 15 năm ở đây, cuộc sống của hai vợ chồng có buồn tẻ không?

Lưu Quân: Nói thật, cũng khổ, cũng cô đơn. Nhưng mỗi ngày nhìn thấy những thay đổi, nhìn thấy những cây nhỏ trưởng thành cây cao chót vót, khu rừng này chính là nhà của chúng tôi.

Mùa phòng cháy của Lâm trường Saihanba được chia thành hai mùa: mùa xuân và mùa thu. Vào mùa xuân, thời gian phòng cháy chữa cháy kéo dài từ ngày 15/3 đến ngày 15/6 hàng năm và vào mùa thu, thời gian phòng cháy chữa cháy từ ngày 15/9 đến ngày 15/11. Trong thời gian phòng cháy chữa cháy, yêu cầu các quan sát viên phòng cháy phải trực 24/24 giờ trong tháp canh của Vọng Hải lâu. Từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, cứ 15 phút, vợ chồng Lưu Quân sẽ báo cáo tình hình cho Văn phòng Phòng cháy chữa cháy, vào ban đêm, thì cứ một tiếng đồng hồ báo cáo một lần. Trong thời kỳ phòng cháy quan trọng, hai người tổng cộng phải báo cáo hơn 10 nghìn lần.

Lưu Quân: Cứ đến mùa phòng cháy, chúng tôi không được ngủ trọn giấc.

Vương Quyên: Đặc biệt là đến nửa đêm, cho dù đồng hồ sinh học của cơ thể đã hình thành từ lâu, chúng tôi vẫn phải dùng điện thoại di động đặt báo thức.

Phóng viên: Ồ, thế thì dây thần kinh luôn căng thẳng.

Vương Quyên: Phải đó, nhắc tới cũng kỳ, từ khi đến núi Nguyệt Lượng, đi vào Vọng Hải lâu, chúng tôi luôn mơ cùng một giấc mơ, mơ thấy rừng bị cháy, nhưng điện thoại không gọi được, liền tỉnh luôn, mà tỉnh lại không dám ngủ nữa.....

Nguyễn Thành Trung: Thế thì ai mà còn ngủ được chứ?

(Người kể chuyện) Mới đây, Lâm trường trang bị là bàn, bản đồ phương vị, kính viễn vọng điện tử v.v..cho 9 tháp canh. Nhưng theo anh Lưu Quân, cho dù công nghệ phát triển như thế nào, có bao nhiêu thiết bị quan sát, đều không thay thế sự kiên trì của con người, càng không thay thế được tình cảm của con người đối với cây cối. Sự kiên trì của các cặp vợ chồng quan sát viên trong Vọng Hải lâu là hình ảnh thu nhỏ của tinh thần lập nghiệp gian khổ và trách nhiệm bảo vệ đất đai của tất cả nhân viên Saihanba, chính nhờ sự trung thành tận tụy của họ, trong hơn 60 năm qua, không có vụ cháy rừng nào xảy ra tại Lâm trường Saihanba.

Mỗi người ở Saihanba đều có một câu chuyện. Giống như những gì bạn thường xem trong các bộ phim truyền hình cổ trang, một thế kỷ trước, Saihanba từng là một vùng đất du mục đầy cỏ dại và rừng rậm rạp. Bởi vì những kẻ xâm lược phá rừng cướp bóc và đốt rừng liên tục trong nhiều năm, nơi đây đã bị thoái hóa thành những ngọn đồi cao nguyên hoang vu. Những người bảo vệ rừng ở đây, trải qua ba thế hệ, dùng 60 năm cuộc đời để biến những vùng đất hoang vu rộng lớn thành cánh rừng mênh mông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định sự kiên trì của người Saihanba, nói rằng thành tích của họ khiến mọi người cảm động, đây là ví dụ sinh động về việc  thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái.

Lưu Quân: Đúng là nằm mơ cũng không ngờ, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đến núi Nguyệt Lượng cao 1.900m để thăm tôi và Quyên.

Phóng viên: Ồ, Tổng Bí thư đã gặp các bạn ở đây à?

Vương Quyên: Vâng! Tổng Bí thư đi vào phòng khách của chúng tôi, hỏi chúng tôi ở đây có ấm không, có nước nóng để tắm không, việc nấu ăn và nước sinh hoạt có khó khăn gì không rồi còn hỏi thu nhập của chúng tôi.

Nguyễn Thành Trung: Rồi sao?

Lưu Quân: Sau đó, chúng tôi đã đến khu vực làm việc của đài quan sát trên tầng ba, Tổng Bí thư cẩn thận xem qua sổ nhật ký của đài quan sát, quan sát khu vực phòng cháy do chúng tôi phụ trách qua kính viễn vọng.

Nguyễn Thành Trung: Lúc đó Tổng Bí thư cũng nhìn thấy cảnh núi non xanh tươi như hiện nay không?

Lưu Quân: Đúng vậy, khó mà tưởng tượng được phải không anh? Hơn 60 năm qua, ba thế hệ chúng tôi đã làm việc tại những sườn đồi với đất đai cằn cỗi và đá trơ trụi, cày bừa cuốc bẫm, phủ màng để giữ nước..., bằng sự cần cù, hơn 60 hécta đất đá đồi trọc  đã được phủ xanh hoàn toàn, cây cối xanh tươi tràn ngập thung lũng nơi đây

Vương Quyên: Tổng Bí thư còn khen ngợi chúng tôi âm thầm kiên trì, cống hiến quên mình, đã bảo vệ an ninh sinh thái của Saihanba.

Có người nói, hơn 60 năm qua, ba thế hệ người bảo vệ Saihanba không chỉ trồng từng cành cây ngọn cỏ, mà còn tạo nên niềm tin; không chỉ tạo ra núi non tươi đẹp, mà còn hình thành tinh thần được mọi người ngưỡng mộ. Hiện nay, tinh thần như vậy đang lan truyền từ Saihanba sang các nơi khác, mang đến những thay đổi tích cực cho các vùng miền cả nước. Kể từ năm 2012, diện tích cây và cỏ  do người trồng của Trung Quốc đã vượt quá 73 triệu hécta, với 128 nghìn loài thực vật được phát hiện và đưa vào danh sách trong đó có hơn 300 loài động vật và thực vật hoang dã sắp tuyệt chủng, số lượng loài tăng trưởng phục hồi. Trong báo cáo tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ rõ, hiện đại hóa kiểu Trung Quốc là hiện đại hóa mà con người và thiên nhiên chung sống hài hòa.

Phóng viên: Tiến sĩ Thành Trung, sau khi trở về từ Saihanba, “Vạn vật các đắc kỳ hòa dĩ sinh, các đắc kỳ dưỡng dĩ thành”, anh có cách hiểu mới nào về câu nói này không ?

Nguyễn Thành Trung: Con người và thiên nhiên là cộng đồng chung vận mệnh, sự hào phóng của thiên nhiên không có nghĩa là có thể coi đó là nguồn dự trữ vô tận.

Phóng viên: Anh nhìn nhận như thế nào về vai trò của Trung Quốc trong việc xây dựng hệ sinh thái toàn cầu ?

Nguyễn Thành Trung: Chủ yếu thể hiện ở hai mặt, Thứ nhất từ mặt trực quan nhất, trong thời gian ngắn, Trung Quốc sẽ là nước dẫn dắt trong việc xây dựng văn minh sinh thái. Do các yếu tố nhân khẩu học, khoa học - công nghệ, địa chính trị, v.v., mặt khác, vai trò lâu dài và sâu sắc hơn của Trung Quốc là trí tuệ triết học cổ đại của Trung Quốc đã định nghĩa lại thiên nhiên, điều này sẽ thay đổi quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

 

1.   Tiếng Việt: Việt Nam

Người dân Việt Nam: Những năm gần đây, Trung Quốc thúc đẩy các nỗ lực bảo vệ môi trường, từ thành phố đến nông thôn, từ phân loại rác tại nguồn đến phát triển xe điện…Điều này  đang góp phần thực hiện lối sống văn minh carbon thấp.

2. Tiếng Pháp: Algeria

Người dân Algeria: Thiên nhiên đã nuôi dưỡng con người, rừng biển và núi non, vì vậy cuộc sống hạnh phúc chỉ có thể đạt được khi tôn trọng thiên nhiên.

3. Tiếng Anh: Mỹ

Người dân Mỹ: Tôi cho rằng quan hệ giữa con người và thiên nhiên là con người phụ thuộc vào thiên nhiên chứ không phải là thiên nhiên phụ thuộc vào con người.

4. Tiếng Nga: Kazakhstan

Người dân Kazakhstan: Chiến lược cải thiện môi trường hiện nay của Trung Quốc là mẫu mực đáng để chúng ta học hỏi và quan sát.

5. Tiếng Tây Ban Nha: Chile

Người dân Chile: Trong hệ thống văn hóa Trung Quốc, bất cứ là văn hóa truyền thống hay hiện đại, bảo vệ thiên nhiên và môi trường luôn trước sau như một.

Biên tập viên:Vũ Minh