Học giả điện ảnh Việt Nam: Chính bởi sự khác biệt, văn minh đã trở nên đa dạng và phong phú

2024-05-13 08:53:04(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

“Văn hoá Trung Quốc có bề dày sâu rộng, văn học và điện ảnh Trung Quốc đã mang lại nhiều gợi mở cho tôi.” Đây là câu thường nói khi ông Đoàn Minh Tuấn, nhà văn, biên kịch Việt Nam nhắc đến điện ảnh Trung Quốc. Từ năm 1987, ông Đoàn Minh Tuấn bắt đầu tiếp xúc với ngành điện ảnh, ông lần lượt làm các công tác biên kịch, nghiên cứu lý luận, v.v., tại Hãng Phim truyện Việt Nam, Tạp chí “Thế giới điện ảnh”, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội Việt Nam, từng sáng tác cuốn tiểu thuyết “Mùa chinh chiến ấy” và nhiều tập thơ, tác phẩm biên kịch của ông như “Chìa khoá vàng”, “Truyền thuyến Quán Tiên” từng được Giải Bông sen bạc của Liên hoan phim Việt Nam. Ông cũng từng nhiều lần tham dự Liên hoan phim Kim Kê Bách Hoa Trung Quốc, Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh, Liên Hoan phim quốc tế Moscow, qua tiếp xúc với những người chuyên ngành điện ảnh xuất sắc của các nước, chia sẻ quan điểm giá trị và truyền thống văn hoá của mỗi người. Ông Đoàn Minh Tuấn đã cảm nhận sâu sắc vai trò quan trọng học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hoá khác nhau, hoà nhập sâu rộng vào việc thúc đẩy sáng tác nghệ thuật.

Năm 2017, ông Đoàn Minh Tuấn nhận lời đến thăm Trung Quốc, tham gia Liên hoan phim Kim Kê Bách Hoa, đây là hoạt động bình chọn phim với lịch sử lâu dài nhất, ảnh hưởng và quy mô nhất, chuyên nghiệp nhất và uy tín nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong hoạt động lần này, ông đã xem nhiều tác phẩm điện ảnh xuất sắc của Trung Quốc, đặc biệt là bộ phim xuất sắc nhất năm đó, bộ phim “Tôi không phải là Phan Kim Liên”, tác phẩm điện ảnh của đạo diễn nổi tiếng Trung Quốc Phùng Tiểu Cương, bộ phim này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho ông. Bộ phim này đã thể hiện sự bất công của xã hội và kiên trì của cá nhân, đồng thời cũng đã thảo luận biên giới giữa chân tướng và chính nghĩa. Ông nói: “Điện ảnh cần truyền đạt một thế giới nội tâm và thế giới tinh thần văn hoá.” Sau khi về nước, ông đã sử dụng phim này làm bài giảng về nghệ thuật dàn dựng, nghệ thuật về cấu trúc, cách sử dụng chi tiết, màu sắc...của các đạo diễn Trung Quốc trong các bài gảng đối với sinh viên Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Các sinh viên rất thích những bài giảng sinh động, thiết thực của tôi.”

Ông thường xuyên giới thiệu các tác phẩm của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca với các bạn sinh viên Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, hướng dẫn các em hoàn thành luận văn lấy các bộ phim Trung Quốc làm đề tài. Ông cảm thấy, “Chính bởi sự văn hoá khác biệt, văn minh đã trở nên đa dạng và phong phú, mới tạo nên các nghệ sĩ văn nghệ xuất sắc khắp thế giới, tác tác phẩm của họ không những được ăn sâu bám rễ trong mảnh đất văn minh độc đáo của quốc gia mình, mà còn ảnh hưởng sâu rộng trong phạm vi cả thế giới.” Năm 2022, ông Đoàn Minh Tuấn được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Giao lưu học hỏi văn hoá không có sự ràng buộc của quốc gia. Thế nhưng, trong những năm gần đây, “Luận điệu xung đột văn minh” lại ngóc đầu dậy. Năm nay là kỷ niệm một năm đưa ra Sáng kiến Văn minh toàn cầu, cũng là kỷ niệm 5 năm tổ chức Hội nghị Đối thoại văn minh châu Á. 5 năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra “Chương trình dịch thuật, phổ biến những tác phẩm văn học, nghệ thuật kinh điển và hợp tác sản xuất phim điện ảnh - truyền hình giữa Trung Quốc và các nước châu Á”, 5 năm đã qua, nhiều tác phẩm văn học xuất sắc và tác phẩm điện ảnh của nhiều nước đã trình diễn trước đọc giả và khán giả qua chương trình này. Ông Đoàn Minh Tuấn nói, chương trình dịch thuật, phổ biến những tác phẩm văn học, nghệ thuật kinh điển và hợp tác sản xuất phim điện ảnh - truyền hình giữa Trung Quốc và các nước châu Á là một trong những sáng kiến và sự hợp tác hữu ích, quan trọng, thúc đẩy to lớn việc giao lưu học hỏi giữa các nền văn minh. “Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, văn học kinh điển cũng như những tác phẩm điện ảnh, truyền hình đương đại của Trung Quốc được dịch, xuất bản và phát trên các kênh truyền hình rất nhiều. Khán giả Việt Nam rất thích những tác phẩm đó vì được viết và dàn dựng công phu, đặc biệt, về nội dung, rất gần gũi với đời sống tâm lý người Việt Nam.”

Bất kể là văn hoá hay là văn minh, đều cần giao lưu rộng mở, như vậy mới các thế khiến văn minh mềm dẻo hơn, theo kịp thời đại. Ông Đoàn Minh Tuấn cho biết: “Chỉ có với tinh thần rộng mở bao trùm, mới có thể thực hiện văn minh hài hoà, giữa các nền văn minh khác, trong đó bao gồm điện ảnh và văn học, chỉ có tôn trọng lẫn nhau, mới có thể xoá bỏ bất đồng, giao lưu học hỏi mới có thể xây dựng một thế giới ổn định và tươi đẹp.”

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa