Nhận thức chung Trung-Đức là sự đáp trả mạnh mẽ đối với “tạp âm” phương Tây
Ba ngày thăm ba thành phố; với sự tháp tùng của ba vị Bộ trưởng Nội các; nhiều người phụ trách của các doanh nghiệp Đức nặng ký trong đó có tập đoàn SIEMENS, BMW, Mercedes-Benz v,v, “tổ chức đoàn” cùng đến; thăm nhiều doanh nghiệp tập trung vào hợp tác đổi mới... Những ngày qua, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Đức Scholz dẫn đến sự quan tâm rộng rãi của dư luận phương Tây.
Ngày 16/4, là ngày cuối cùng trong hành trình thăm Trung Quốc của Thủ tướng Scholz, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp ông tại Bắc Kinh. Phía Trung Quốc nêu rõ, giữa Trung Quốc và Đức không có xung đột về lợi ích căn bản, hợp tác cùng có lợi Trung-Đức không phải là “rủi ro”. Phía Đức bày tỏ sẵn sàng cùng Trung Quốc sâu sắc đối thoại và hợp tác song phương trong các lĩnh vực, thúc đẩy giao lưu nhân văn trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, v.v...
Năm nay là kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Đức. Lâu nay, quan hệ Trung-Đức đi trước quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Những năm gần đây, bố cục địa chính trị toàn cầu đã thay đổi sâu sắc, sự phát triển của quan hệ Trung-Đức cũng gặp phải thử thách. Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Scholz đã xuất hiện không ít tạp âm. Một số dư luận châu Âu rùm beng, Đức nên “giảm thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc”.
Kết quả ra sao? Bất kể là hành trình thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Scholz, hay là thái độ sẵn sàng thâm canh thị trường Trung Quốc của giới doanh nghiệp Đức đều tỏ rõ, “nền tảng” của quan hệ Trung-Đức vẫn vững chắc, chính sách đối với Trung Quốc của chính phủ Đức nhìn chung vẫn duy trì lý tính và thiết thực. Một số dư luận Đức cho rằng, bất kể là ứng phó thách thức kinh tế đi xuống, hay là hóa giải cuộc khủng hoảng Ukraine, Đức đều phải tìm kiếm tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
Là nền kinh tế lớn thứ hai, thứ ba thế giới, chuỗi công nghiệp Trung-Đức hội nhập sâu sắc, thị trường hai nước phụ thuộc vào nhau cao độ, tính dẻo dai hợp tác kinh tế mạnh mẽ. Hiện nay, hơn 5000 doanh nghiệp Đức vận hành trên thị trường Trung Quốc. Theo số liệu của Cục Thống kê Liên bang Đức, kim ngạch thương mại hai chiều Đức và Trung Quốc năm 2023 là 253,1 tỷ ơ rô, Trung Quốc đã liên tiếp 8 năm trở thành đối tác thương mại lớn nhất toàn cầu của Đức.
Bên ngoài chú ý đến, khi thăm Trùng Khánh và Thượng Hải, Thủ tướng Scholz lần lượt đến thăm doanh nghiệp động lực hydrogen có sự góp vốn của Đức và Trung tâm Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Đức. Điều này phản ánh nguyện vọng tích cực của Đức trong việc đi sâu hợp tác ngành nghề mới nổi giữa hai nước Trung-Đức. Ngoài ra, Trung Quốc và Đức đã ký nhiều văn bản hợp tác hai chiều trong đó có lái xe nối mạng tự động, v.v, nói lên hai bên đang biến nguyện vọng hợp tác thành càng nhiều thành quả thực tế.
Biên tập viên:Hải Vân