Chế độ Đại hội Đại biểu nhân dân của Trung Quốc là chế độ chính trị căn bản đảm bảo cho việc tăng cường giám sát quyền lực bởi nhân dân

2024-04-12 07:00:03(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là chế độ chính trị cơ bản của Trung Quốc. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Trung Quốc. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bao gồm các đại biểu được bầu ra bởi tất cả các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc khu hành chính và quân đội nhân dân.

Để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai nước, nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ tới Trung Quốc, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nhận xét của PGS. TS Bùi Đình Bôn, nguyên Thư ký khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương Việt Nam về một số nét tương đồng trong việc bảo đảm giám sát quyền lực của nhân dân trong chế độ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Trước hết nhận xét về cơ chế vận hành của Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân đại), PGS. TS Bùi Đình Bôn cho biết, với tư cách là trụ cột quan trọng của nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, sự vận hành của chế độ Đại hội đại biểu nhân dân đảm bảo kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, với nhân dân là người làm chủ và quản lý đất nước dựa trên pháp luật, được thể hiện dân chủ bằng nhận thức chung và dân chủ bằng hiệu quả. Hạt nhân trong chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là bảo đảm tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, và nhân dân thống nhất thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Đại hội đại biểu nhân dân; cơ quan nhà nước thực hiện quyền quyết sách, quyền hành pháp, quyền giám sát, vừa phân công hợp lý, vừa phối hợp lẫn nhau, có lợi cho việc thúc đẩy nâng cao năng lực và hiệu quả, cũng như tăng cường sự điều phối và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, bảo đảm cho cơ quan nhà nước tổ chức các công việc một cách thống nhất và hiệu quả.

PGS. TS Bùi Đình Bôn, nguyên Thư ký khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương Việt Nam

Hơn nữa, nhận xét về vai trò làm chủ của người dân, PGS. TS Bùi Đình Bôn cũng nhận xét, các đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân quan hệ chặt chẽ với quần chúng, lắng nghe tiếng nói của quần chúng, phản ánh nguyện vọng của quần chúng, dựa theo pháp luật để đề ra dự thảo nghị quyết, kiến nghị và ý kiến; các cơ quan nhà nước và các tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng, xử lý từng văn kiện, thể hiện một cách thực sự trong từng chính sách, bộ luật và công việc. Kể từ cải cách mở cửa, trong Hội nghị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hàng năm, với gần 3000 đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cùng thảo luận những kế sách lớn phát triển đất nước, cùng bàn bạc những vấn đề về điểm nóng trong đời sống dân sinh, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trực tiếp lắng nghe lý kiến kiến nghị, và đưa những suy nghĩ, nguyện vọng này của nhân dân vào kế hoạch cao nhất của sự phát triển đất nước.

Đặc biệt, khi nói đến chế độ Đại hội đại biểu nhân dân với tư cách là chế độ chính trị căn bản của Trung Quốc, bao hàm trong thực hiện giám sát quyền lực, PGS. TS Bùi Đình Bôn cho biết: Trung Quốc luôn đẩy mạnh việc xây dựng một mạng lưới giám sát rộng lớn của nhân dân. Ở Trung Quốc, việc giải quyết các vấn đề như tuỳ tiện lạm dụng quyền lực công và vấn đề dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, không phải dựa vào cái gọi là các chính đảng thay nhau [cầm quyền] và tam quyền phân lập, mà nó được giải quyết bằng sự kết hợp với thực tế đất nước và dựa vào sự giám sát dân chủ hiệu quả và khoa học. Trong đó, Hiến pháp và luật pháp của Trung Quốc đã trao cho nhân dân quyền giám sát rộng rãi, và người dân đã xây dựng nên một mạng lưới giám sát và thực hiện các chế ước quyền lực đối với quyền lực công và các quan chức thông qua các cơ chế giám sát được thể chế hóa khác nhau.

Cũng về điểm này, PGS. TS Bùi Đình Bôn cho biết: Trung Quốc đã kết hợp với thực tế của mình, thông qua nhiều con đường giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân, giám sát dân chủ, giám sát hành chính, giám sát quản lý, giám sát tư pháp, giám sát kiểm toán, giám sát tài chính, giám sát thống kê, giám sát của quần chúng, giám sát của dự luận, để tìm tòi xây dựng một hệ thống hữu cơ thông suốt và một hệ thống giám sát điều phối lẫn nhau. Hệ thống giám sát đồng bộ này, hình thành nên một mạng lưới giám sát có cấu trúc khoa học, quyền hạn và trách nhiệm được phối hợp, vận hành hiệu quả cao; làm sâu sắc hoá một cách lâu dài việc đẩy mạnh sự nhất thể cơ chế và chế độ không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng, từng bước mở rộng việc giám sát tới từng mắt khâu, từng lĩnh vực và từng ngóc ngách của quyền lực.

Những điều đó cho thấy, việc thực hiện dân chủ thực sự ở Trung Quốc trong đó có giám sát quyền lực dân chủ bởi nhân dân trong chế độ Đại hội đại biểu nhân dân của 1,4 tỷ người chiếm 1/5 dân số thể giới, đã nâng cao niềm tin của các nước đang phát triển trong việc khám phá con đường đi tới dân chủ dựa trên thực tế của nước mình; nó tìm ra con đường mới cho sự phát triển sự nghiệp dân chủ của nhân loại, cung cấp phương án mới cho sự phát triển sự nghiệp dân chủ của nhân loại. Đây là những cống hiến mang tính sáng tạo của Trung Quốc đối với nền văn minh chính trị nhân loại, đó cũng là sự tiến bộ to lớn của xã hội loài người.

 

 

 

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa