Chuyên gia Việt Nam: Trung Quốc đưa ra “sức sản xuất mới” để thực hiện phát triển chất lượng cao

2024-03-07 07:00:04(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Tháng 12 năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, mở ra thực tiễn vĩ đại cải cách mở cửa của Trung Quốc đương đại. Tư tưởng quan trọng này được đồng chí Đặng Tiểu Bình tổng kết là “phát triển là đạo lý cứng”. Tháng 12 năm 2023, tại Hội nghị Công tác kinh tế Trung ương, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra phán đoán khoa học “Kiên trì phát triển chất lượng cao là đạo lý cứng trong thời đại mới”, một lần nữa chỉ ra hướng tiến lên cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc, thúc đẩy toàn diện hiện đại hoá kiểu Trung Quốc. Làm thế nào để thực hiện phát triển chất lượng cao, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng đã đưa ra đáp án, đó chính là “phát triển sức sản xuất mới”. Lý giải thế nào về sức sản xuất mới, đã trở thành vấn đề quân tâm cao độ trong giới kinh tế và học thuật toàn cầu. PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam luôn quan tâm đến “sức sản xuất mới” do Trung Quốc đưa ra, ông đặc biệt nêu rõ, việc đưa ra khái niệm “sức sản xuất mới” có nghĩa là trình độ sức sản xuất đã vượt bậc về mặt chất lượng, khái niệm và tư duy mới này có ý nghĩa tham khảo cho đông đảo các nước đang phát triển.

 PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam

Tổng Bí thư Tập Cận Bình giải thích sức sản xuất mới này như sau: Đây là hình thái sức sản xuất tiên tiến do sáng tạo đổi mới làm chủ đạo, loại bỏ phương thức tăng trưởng kinh tế và con đường phát triển sức sản xuất truyền thống, có đặc trưng khoa học công nghệ cao, hiệu suất cao, chất lượng cao, phù hợp quan niệm phát triển mới. Theo sự lý giải của PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh, đây là một hình thái sức sản xuất mới khác với sức sản xuất truyền thống, là sức sản xuất lấy sáng tạo đổi mới công nghệ làm chính, phù hợp yêu cầu phát triển chất lượng cao của Trung Quốc.

PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh phân tích rằng, kể từ khi đưa ra chính sách cải cách mở cửa đến nay, công nghiệp truyền thống Trung Quốc phát triển bừng bừng, kinh tế tăng trưởng trong hơn 40 năm qua, đạt được thành tựu vượt bậc được cả thế giới công nhận. Nhưng hiện nay, phương thức tăng trưởng, con đường phát triển truyền thống của Trung Quốc hiện đã đi vào trạng thái “nút thắt cổ chai”, bất cứ xét trên bình diện quốc gia hay địa phương, lấy sáng tạo đổi mới làm chủ đạo, cố gắng mở ra lĩnh vực mới, con đường mới phát triển, mới có thể đột phá “nút thắt cổ chai”. Phát triển sức sản xuất mới của Trung Quốc là cơ sở thúc đẩy sự phát triển toàn diện những nhân tố của lực lượng sản xuất với chất lượng mới đáp ứng cho yêu cầu của phát triển chất lượng cao, thể hiện ở việc tập trung vào việc thúc đẩy khả năng tự chủ, tự cường về khoa học và công nghệ ở trình độ cao, làm lớn mạnh các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược và phát triển các ngành công nghiệp trong tương lai, mà trước hết là nhằm tăng cường động lực mới cho phát triển chất lượng cao. Đây chính là tiền đề cho việc đẩy nhanh việc xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại hoá được hỗ trợ bởi nền kinh tế thực, có liên quan đến giành thế chủ động chiến lược của Trung Quốc trong sự phát triển tương lai cũng như sự cạnh tranh quốc tế.

Về ý nghĩa của việc Trung Quốc đưa ra khái niệm “sức sản xuất mới”, PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh cho biết, việc Trung Quốc đẩy mạnh sự phát triển sức sản xuất mới có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy nhanh xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại. Do vậy, cần nắm bắt những cơ hội mới được tạo ra trong quá trình điều chỉnh cơ cấu và bố cục công nghiệp toàn cầu, dũng cảm mở ra những lĩnh vực mới, giành được những hướng đi mới, đồng thời đẩy mạnh nâng cấp nền tảng công nghiệp và hiện đại hóa chuỗi công nghiệp, như một số ngành sản xuất sinh học, hàng không vũ trụ thương mại, nền kinh tế sử dụng máy bay tầm thấp, v.v. Xây dựng đường đua mới cho các ngành công nghiệp tương lai như khoa học lượng tử và đời sống, xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại hoàn chỉnh, tiên tiến và an toàn, đồng thời đặt nền móng cho nền tảng vật chất, công nghệ vững chắc để xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, hùng mạnh.

PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh nêu rõ, Trung Quốc chọn con đường phát triển lấy công nghệ xanh thúc đẩy phát triển ngành nghề xanh, làm lớn mạnh quy mô kinh tế xanh, đi con đường phát triển tiết kiệm tài nguyên, thân thiện sinh thái, điều này đáng để Việt Nam cũng như các nước đang phát triển tham khảo. PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh cho biết, phát triển xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế và sự phát triển xã hội, tạo ra những điểm nhấn mới cho tăng trưởng và có thể thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Trung Quốc nắm bắt cơ hội phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xanh toàn cầu, công nghệ xanh và công nghiệp xanh, đẩy mạnh đổi mới công nghệ xanh và thúc đẩy, ứng dụng công nghệ xanh tiên tiến, tăng cường sản xuất xanh, phát triển công nghiệp dịch vụ xanh, tăng cường công nghiệp năng lượng xanh, phát triển chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp xanh carbon thấp, xây dựng hệ thống kinh tế tuần hoàn xanh carbon thấp, với sự phát triển của sức sản xuất mới làm cơ sở cho sự phát triển chất lượng cao của Trung Quốc, cũng đóng góp sự tham khảo cho các nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Biên tập viên:Sảnh Hoa