Phân tích số liệu: Muốn phát triển cũng cần nhận biết về phát triển

2024-03-06 11:18:12(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Kể từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tỷ trọng của GDP Trung Quốc chiếm trong GDP của Mỹ luôn là chủ đề tập trung thảo luận của mọi người.

Năm 2023, tỷ trọng này có phần giảm, nhìn thấy sự thay đổi này, nhiều người nghi ngờ liệu kinh tế Trung Quốc có phải sắp đi xuống dưới sự chèn ép khoa học – công nghệ của Mỹ hay không?

Sự thật có đúng như vậy không?

Trong đó, điều được đề cập nhiều nhất là gắn thị trường bất động sản Trung Quốc với thị trường bất động sản các nước Nhật Bản và Mỹ, nói rằng Trung Quốc đang đối mặt với “bong bóng bất động sản”.

Mới đây, Ủy viên học thuật Diễn đàn Tài chính CF40 Trung Quốc, Chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty chứng khoán SDIC Cao Thiện Văn cho biết, thị trường nhà ở Trung Quốc đang trong quá trình điều chỉnh giá cả chứ không phải vỡ bong bóng. Trung Quốc không xuất hiện tình trạng dư thừa cung ứng rõ rệt.

Xét về lượng giao dịch, nếu vỡ bong bóng bất động sản thì sẽ khiến lượng giao dịch sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, suy tính từ số liệu công khai của chính phủ, lượng giao dịch nhà ở cũ ở Trung Quốc năm 2023 tăng rõ rệt.

Có cơ quan tham vấn đã phân tích câu chuyện “kinh tế Trung Quốc đạt đỉnh” từ góc độ kể chuyện, trong đó một lối kể chuyện quan trọng là chia theo hai cách coi trọng đầu tư hay coi trọng tiêu dùng để nghi ngờ sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc.

Trong khi hiện thực là, bất kể xét về ngắn hạn hay trung dài hạn, tiềm năng tiêu dùng của Trung Quốc vẫn rất lớn. Chi tiêu cho tiêu dùng trong năm 2023 cuối cùng đóng góp 82,5% cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Viện sĩ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Dư Vĩnh Định cho biết, đầu tư đóng vai trò kép, không những kích thích nhu cầu kinh tế trong thời gian ngắn, mà còn là nguồn tăng trưởng cho kinh tế trong tương lai.

Leo dốc vượt gờ, đối mặt với các vấn đề, tháo gỡ mới là lòng tin của chúng ta đối với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc.

Biên tập viên:Mẫn Linh