Bình luận: Trung Quốc khởi đầu bùng nổ và Thuyết giảm phát

2024-02-22 00:07:08(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kết thúc cũng là lúc các số liệu thống kê ra lò. Đối với Trung Quốc, đây thực sự là kỳ nghỉ bùng nổ sau hơn 2 năm đóng cửa vì dịch Covid-19. Dữ liệu tiêu dùng chói sáng của Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay một lần nữa giáng đòn vào cái gọi là “lý thuyết giảm phát” của phương Tây nhằm vào Trung Quốc đồng thời cho thấy khả năng phục hồi kinh tế vững chắc của Trung Quốc trước những rủi ro khác nhau.

Theo dữ liệu do Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố hôm  18/2, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài 8 ngày, có 474 triệu chuyến đi nội địa được thực hiện, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng chi tiêu du lịch nội địa tăng 47,3% so với cùng kỳ lên khoảng 632,69 tỷ nhân dân tệ (87,95 tỷ USD).

Đáng chú ý, số lượng chuyến đi trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán thể hiện mức tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch) và tổng chi tiêu tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Sức sống kinh tế của Trung Quốc cải thiện cũng được cảm nhận rõ ràng ở nước ngoài, khi nhiều người Trung Quốc đến thăm các quốc gia khác nhau trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Tổng cộng, du khách Trung Quốc đã có 3,6 triệu chuyến đi du lịch nước ngoài.

Cùng với đó là khung cảnh nhộn nhịp trên khắp đất nước - những con đường đông đúc, sân bay, địa điểm du lịch và rạp chiếu phim chật kín du khách. Như tỉnh Hải Nam tại miền Nam Trung Quốc đã phải bổ sung thêm các chuyến bay để đưa du khách về nhà vì vé đã bán hết và giá vé tăng vọt. Trong khi đó, khán giả đổ xô đến các rạp chiếu phim trên toàn quốc mang lại 8,02 tỷ nhân dân tệ doanh thu phòng vé và số lượng khán giả xem phim là 163 triệu, lần lượt tăng 18,47% và 26,36% so với cùng kỳ năm 2023 - một kỷ lục mới.

Theo Dữ liệu hóa đơn thuế giá trị gia tăng từ Cục Thuế Nhà nước Trung Quốc, trong kỳ nghỉ Tết năm nay, doanh thu bán hàng trung bình hàng ngày của các ngành liên quan đến tiêu dùng dịch vụ trên cả nước tăng 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Thống kê này đã cho thấy cái gọi là thuyết giảm phát của nền kinh tế Trung Quốc mà một số phương tiện truyền thông phương Tây liên tục thổi phồng trong thời gian gần đây không đứng vững gót chân.

Trong một bài báo gần đây có tựa đề “Nỗi lo giảm phát ngày càng gây lo ngại sâu sắc ở Trung Quốc”, tờ Wall Street Journal tuyên bố “với nhu cầu trong nước yếu, ngày càng có nhiều lo ngại rằng Trung Quốc sẽ cố gắng xuất khẩu để thoát khỏi khó khăn, làm gia tăng căng thẳng thương mại”. Đọc xong những phân tích này, chúng ta lại nghĩ đến những “lý lẽ” mà phương Tây dùng để chê bai nền kinh tế Trung Quốc rằng “có tiền cũng không dám tiêu” hay cái gọi là “giảm phát” của nền kinh tế Trung Quốc không phải dựa trên sự thật mà là sự thiếu hiểu biết khi “góp nhặt” các chỉ số riêng lẻ của nền kinh tế Trung Quốc. Đúng là hiện nay nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phục hồi và các vấn đề như hiệu quả về cầu chưa đủ, dư thừa năng lực ở một số ngành nghề đang khá nổi bật và cần được quan tâm. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang được thực hiện một cách chính xác và toàn diện, tạo môi trường tốt cho tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả, nâng cao niềm tin thị trường và kỳ vọng phát triển, thúc đẩy cải thiện hiệu quả kinh tế. Chính vì thế, sự cường điệu của các nhà tiên tri phương Tây về “thuyết Trung Quốc sụp đổ” hay “thuyết Trung Quốc giảm phát” đã thất bại hết lần này đến lần khác. Bất kể họ nhắm vào các chỉ số của nền kinh tế Trung Quốc hay bất kỳ khía cạnh nào khác cũng khó có thể bóp méo sự thật: Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những bất ổn kinh tế toàn cầu nhưng vẫn thể hiện sự ổn định mạnh mẽ và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thế giới. Thay vì “bới lông tìm vết” đã đến lúc các nước phương Tây nên tập trung vào vấn đề của mình và nghĩ cách đóng góp cho kinh tế thế giới.

PV: PrimeK

Biên tập viên:Thiên Thư