Bình luận: Thay vì lo ngại tình thế “cùng thua”, phương Tây nên lắng nghe chủ trương của Trung Quốc
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 18/2 (giờ địa phương), Hội nghị An ninh Munich lần thứ 60 đã kết thúc. “Báo cáo An ninh Munich 2024” do diễn đàn công bố với chủ đề “Cùng thua?” đã truyền tải một tâm trạng bi quan. Trong bài phát biểu đề dẫn của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ kiên định trở thành lực lượng ổn định trong một thế giới đầy biến động, được nhiều bên hoan nghênh. Thông tấn xã Mỹ Latinh đánh giá “sự phát triển của Trung Quốc có nghĩa là một lực lượng mạnh mẽ cho hòa bình và là yếu tố quan trọng của ổn định".
Một số nhà phân tích chỉ rõ, đằng sau cái gọi là nỗi lo “cùng thua” ở phương Tây là sự thất vọng, chán nản trước việc đánh mất lợi thế của chính mình. Ngoài ra, sự “lo ngại” của một số người phương Tây ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, liên quan trực tiếp đến tác động của hàng loạt sự kiện. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài gần hai năm, tác động nghiêm trọng đến các nước châu Âu.
Điều đáng tiếc là họ thiếu suy ngẫm sâu sắc về nguyên nhân đằng sau, thay vào đó lại tăng chi tiêu quốc phòng trên diện rộng, thực hiện chủ nghĩa bảo hộ dưới danh nghĩa “loại bỏ rủi ro”, cách làm này không chỉ khiến thế giới càng không an toàn mà còn phản tác dụng với chính họ.
Trong bài phát biểu quan trọng năm nay, Trung Quốc đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới thế giới - Trung Quốc sẵn sàng trở thành lực lượng ổn định thúc đẩy hợp tác giữa các nước lớn, ứng phó với các điểm nóng, tăng cường quản trị toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Từ góc độ an ninh và phát triển, Trung Quốc đã mang đến sự an tâm cho thế giới và là điểm tựa để phương Tây vượt qua nỗi lo “cùng thua”.
Dưới sự dàn xếp tích cực của Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đã đạt được sự hòa giải lịch sử vào năm 2023; trước các mối đe dọa về khí hậu, Trung Quốc đã thúc đẩy Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc đạt được “Đồng thuận của UAE (các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất)”, mục tiêu là đạt được mức giảm phát thải carbon cao nhất thế giới trong thời gian ngắn nhất trong lịch sử; trước những thách thức về trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc ủng hộ thành lập cơ quan quản lý trí tuệ nhân tạo quốc tế trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, cùng bảo vệ hạnh phúc của nhân loại...
Một báo cáo được công bố gần đây cho thấy, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Đức vào Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 11,9 tỷ euro trong năm 2023. Giới doanh nghiệp toàn cầu đa số cho rằng, “Trung Quốc tiếp theo vẫn sẽ là Trung Quốc”. Bất cứ ai hòng “loại bỏ thiết bị Trung Quốc” dưới danh nghĩa “loại bỏ rủi ro” đều sẽ khiến thế giới và chính họ rơi vào tình trạng không an toàn.
Biên tập viên:La Thành