Tiến tới độ sâu 10.000 mét dưới lòng đất! Đằng sau giếng thăm dò khoa học hơn 10.000 mét đầu tiên của Trung Quốc có những công cụ công nghệ cao gì?

2024-02-12 13:31:54(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Trong dịp Tết Nguyên Đán, tại mỏ dầu Tarim ở Tân Cương, giếng thăm dò khoa học hơn 10.000 mét đầu tiên của Trung Quốc, giếng thăm dò khoa học Tarim 1 có độ sâu dưới lòng đất đang khoan liên tục. Sau khi độ sâu khoan của giếng này đạt 9.850 mét, mũi khoan sẽ được thay thế, mũi khoan mới sẽ về vị trí tác nghiệp trước đó, tiếp tục khoan hướng tới độ sâu 10.000 mét.

Mục đích chính của các giếng thăm dò khoa học là khám phá sự tiến hóa của trái đất, nguồn gốc của sự sống, biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tận dụng tài nguyên. Điểm khác biệt lớn nhất so với giếng thông thường là khu vực khám phá của giếng thăm dò này là khu vực chưa từng khoan trước đây.

Hiện nay, sản lượng khí đốt hàng ngày của mỏ dầu Tarim đạt gần 100 triệu mét khối, phần lớn khí đốt này được khai thác từ các địa tầng tạo sâu từ 7-8 km dưới lòng đất. Vùng khí đốt Bozi Dabei, sản lượng của các khu vực sản xuất khí đốt sâu dưới lòng đất mới mở của Trung Quốc, vốn là khu vực sản xuất chính đã tăng đều đặn kể từ đầu mùa đông.

Người phụ trách Khu quản lý sản xuất dầu khí Bozi Dabei của Công ty Tarim thuộc Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc Lý Chí Minh cho biết: Công ty hiện có 102 giếng được mở, sản lượng khí đốt hàng ngày đạt 30 triệu mét khối, lập mức cao kỷ lục, đảm bảo đường ống dẫn khí từ miền Tây sang miền Đông và người dân miền Nam Tân Cương có một mùa đông ấm áp.

Biên tập viên:La Thành