Lần này, chiếc áo khoác “tự do báo chí” kiểu Mỹ cũng đã rách
Những năm gần đây, Trung Quốc luôn kể câu chuyện của đất nước mình bằng hình thức tích cực hơn nhằm chào đón bạn bè các nơi trên thế giới đến Trung Quốc tham quan thực địa. Cũng chính bởi đó, sức ảnh hưởng và danh tiếng của Trung Quốc không ngừng được nâng cao. Nhưng ngược lại, Mỹ lại mất khoản tiền khổng lồ để đào tạo các nhà báo phương Tây thành “tay đánh dư luận” nặn ra câu chuyện bôi nhọ Trung Quốc trong 5 năm qua. Học giả châu Âu Jan Oberg mới đây cho biết, cách đây 5 năm, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật liên quan đến khoản chi tiêu 1,5 tỷ USD với mục đích đào tạo phương tiện truyền thông phương Tây viết tin bài xấu về Trung Quốc. Nguyên nhân rất rõ ràng, đó là sau khi Liên Xô giải thể, họ cần có “kẻ thù” mới.
Trên thực tế, các cơ quan báo chí Mỹ từ lâu đã có nhiều hành vi xấu. Cục Tình báo Trung ương Mỹ cũng thừa nhận, tổ chức này đã “mua” hàng trăm phóng viên và nhiều tổ chức để tung ra thông tin giả trên toàn cầu. Năm 2003, lời đồn liên quan đến việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt đã gây tranh cãi lớn. Năm 2022, sự lừa dối như vậy cũng tiếp tục xảy ra khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, các thông tin chống lại Nga trên truyền thông truyền thống và mạng xã hội đã luân phiên “dội bom” dư luận, các tay buôn vũ khí Mỹ vẫn đang mở sâm panh để ăn mừng khoản lợi nhuận kếch sù của họ.
Những năm gần đây, dưới sự hỗ trợ của Mỹ, cái gọi là “truyền thông độc lập” và truyền thông “bên thứ 3” cũng lần lượt ra mắt. Những thông tin giả liên quan đến Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và Đặc khu hành chính Hồng Công không ngừng được nặn ra, cùng với đó là hàng loạt chính sách bôi nhọ mang tính hệ thống.
Trên thực tế, điều này không những đã ăn mòn đạo đức nghề nghiệp của các phóng viên, mà càng ăn mòn lương tâm của công chúng phương Tây, điều bị tồn hại cuối cùng không phải là hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, mà là uy tín và danh tiếng quốc tế của Chính phủ và truyền thông Mỹ.
Biên tập viên:Hạ Vi