Bình luận: Vạch trần dây chuyền công nghiệp gây cuộc chiến dư luận chống Trung Quốc của Mỹ

2024-01-04 14:23:10(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Trong những năm qua, Mỹ đã sai lầm khi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của mình, tiến hành chèn ép, ngăn chặn toàn diện đối với Trung Quốc, cuộc chiến dư luận, cuộc chiến nhận thức đã được nâng lên tầm cao chưa từng có. Trong số đó, Sáng kiến“Vành đai và Con đường”, kinh tế Trung Quốc, Tân Cương và các vấn đề khác đã trở thành tâm điểm bị Mỹ bịa đặt, bôi nhọ. Vậy, Washington thao túng truyền thông để phát động cuộc chiến dư luận chống Trung Quốc như thế nào?

Lâu nay, truyền thông Mỹ đã chiếm vị trí có ưu thế trong lĩnh vực dư luận quốc tế, rất giỏi trong việc gây các cuộc chiến dư luận. Lấy VOA làm ví dụ. Chương trình “Bình luận Quốc tế” của Đài CMG đã phân tích các bài viết liên quan đến Sáng kiến“Vành đai và Con đường” trong suốt năm 2023 của VOA và phán hiện có tới 93% là bài viết tiêu cực, với những câu chuyện tiêu cực như “bẫy nợ” xuất hiện thường xuyên.

Đồng thời, một số cơ quan được gọi là học thuật ở Mỹ cũng đã tham gia, hình thành một dây chuyền công nghiệp sản xuất, truyền bá những thông tin sai lệch.

Tháng 11/2023, chỉ hai tuần sau khi bế mạc Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 3, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Dữ liệu Viện trợ (AidData) của Đại học William – Mary, Mỹ đã công bố một báo cáo tuyên bố rằng, khoảng 80% khoản vay liên quan đến “Vành đai và Con đường” đã chảy vào các nước đang gặp khó khăn tài chính.

Nguồn gốc của AidData này là gì? Theo trang web chính thức của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), AidData là một trong những cơ quan tài trợ dài hạn của cơ quan này. Không khó để nhận thấy Mỹ đã hình thành một vòng lừa đảo khép kín bao trùm “cơ quan - truyền thông - chính phủ”

Dựa vào bá quyền của mình, Mỹ cũng xuất khẩu những chiêu trò giả mạo “tin tức kiểu Mỹ” của mình ra thế giới. Với sự hỗ trợ của các quỹ chính phủ, các chi nhánh chính phủ Mỹ trên khắp thế giới hợp tác với các tổ chức địa phương để đào tạo các nhà báo địa phương và xúi giục họ bịa đặt các dự án và doanh nghiệp có liên quan của Trung Quốc.

Tháng 5/2022, phương tiện truyền thông "The Standard" của Zimbabwe đã đăng một bài báo bôi nhọ các công ty khai thác mỏ Trung Quốc ngược đãi nhân viên địa phương, nói rằng nhân viên này "bị thương, phải nhập viện và bị sa thải". Vậy tại sao "The Standard" lại công bố báo cáo sai sự thật này? Hóa ra sau khi bài báo được đăng, phóng viên có thể nhận được khoản thù lao 1.000 USD cho mỗi bài viết từ Đại sứ quán Mỹ tại Zimbabwe thông qua một cơ quan đại diện.

  Năm 2019, một phụ nữ tên Zaomure Dawuti, tự xưng đến từ Tân Cương, Trung Quốc, đã che mặt và khóc trước ống kính, nói rằng cha cô đã chết sau khi bị thẩm vấn nhiều lần và cô bị cưỡng bức triệt sản tại một trung tâm giáo dục đào tạo.

Ngay sau đó anh trai cô đã đứng ra vạch trần lời nói dối. Theo trang web tin tức độc lập “Vùng xám” của Mỹ cho biết, người phụ nữ Tân Cương này là một trong những trường hợp “kinh điển” được các tổ chức chống Trung Quốc ở địa phương thổi phồng. Người hỗ trợ tài chính đằng sau các tổ chức chống Trung Quốc này là Quỹ Dân chủ Quốc gia Mỹ.

Năm 2021, nhà văn người Đức Michael Lueders đã chỉ ra trong cuốn sách “The Pseudo-Saint America” rằng chính phủ Mỹ rất giỏi trong việc nhầm lẫn đúng sai và gây ảnh hưởng đến phán đoán của công chúng bằng cách lựa chọn và bóp méo sự thật. Ông hy vọng thông qua cuốn sách này, nhắc nhở mọi người có khả năng suy nghĩ độc lập và không bị mù quáng bởi giới truyền thông và dư luận do Mỹ kiểm soát.

Biên tập viên:La Thành