Bình luận: “Đa dạng hóa chuỗi cung ứng” thoát khỏi Trung Quốc khiến các doanh nghiệp phương Tây phải trả chi phí lớn hơn

2023-12-21 17:19:41(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Thời gian qua, Mỹ và các nước phương Tây đồng loạt cổ xúy “đa dạng hóa chuỗi cung ứng” thoát khỏi Trung Quốc, cái gọi là chính sách “đa dạng hóa” này thực sự đã thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng cũng làm gia tăng đáng kể chi phí sản xuất của các doanh nghiệp phương Tây. Ngày càng nhiều doanh nghiệp phương Tây nhận ra rằng không thể loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng, việc buộc “tách rời đứt chuỗi” khỏi Trung Quốc sẽ chỉ gây ra phản tác dụng, khiến các doanh nghiệp “phải trả giá” cho chính trị.

Các chính sách “tách rời”, “giảm rủi ro”, “đa dạng hóa chuỗi cung ứng” do các nước phương Tây nặn ra đang ngày càng bị nghi ngờ. Tạp chí “Economist” của Anh đưa tin, các biện pháp “đa dạng hóa chuỗi cung ứng” của các doanh nghiệp Mỹ không thể loại trừ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng, mà còn khiến nhiều doanh nghiệp châu Á trở thành “người trung gian” giữa Mỹ và Trung Quốc. Phân tích của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy, chuỗi cung ứng đang trở nên dài hơn và phức tạp hơn.

Một báo cáo hàng tháng mới đây của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã tiết lộ một sự thật ngày càng rõ ràng: những thay đổi trong chuỗi cung ứng sẽ mang đến những thách thức và áp lực chi phí mới cho sự phát triển của doanh nghiệp, độ tin cậy của chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. “Theo khảo sát, 45% doanh nghiệp Đức dự kiến chi phí sẽ tăng lên do những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Gần 1/5 số doanh nghiệp dự kiến những biện pháp này sẽ khiến chi phí sản xuất của họ tăng từ 5% trở lên”. Những số liệu này cho thấy, tính không ổn định và khó lường của chuỗi cung ứng đã trở thành vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Trên thực tế, trong 45 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã hội nhập sâu rộng vào chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu, mang lại sự đảm bảo ổn định cho nền sản xuất thế giới. Lấy nam châm đất hiếm làm ví dụ, sản xuất nam châm đất hiếm đòi hỏi công nghệ cao và mạnh mẽ. Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã tham gia sâu vào mọi khía cạnh của các công đoạn sản xuất nam châm đất hiếm, là quốc gia duy nhất có thể từ đầu đến cuối sản xuất hàng loạt nam châm đất hiếm. Có tới 2/3 lượng đất hiếm trên thế giới được khai thác ở Trung Quốc. Trung Quốc xử lý khoảng 85% quặng đất hiếm của thế giới và sản xuất hơn 90% nam châm đất hiếm của thế giới. Trong khi về giá cả sản phẩm, các công ty liên doanh mới không thể đưa ra mức giá thấp như ở Trung Quốc.

Sự hình thành và phát triển của chuỗi công nghiệp và cung ứng toàn cầu là kết quả sự tác động chung của quy luật thị trường và sự lựa chọn của doanh nghiệp, mặc dù môi trường địa chính trị có thể thay đổi, nhưng các doanh nghiệp vẫn lạc quan về tiềm năng, cơ hội của thị trường Trung Quốc, kiên quyết tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc. Theo tờ “Thời báo phố Wall” của Mỹ, mặc dù Chính phủ Đức và EU đã gây áp lực lên các tập đoàn khổng lồ của Đức và yêu cầu họ giảm cái gọi là rủi ro đối với Trung Quốc, nhưng nhiều tập đoàn khổng lồ của Đức như Siemens, BASF, Volkswagen, Mercedes-Benz, BMW, v.v. Bất chấp áp lực ngày càng tăng từ Chính phủ, họ vẫn liên tục tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, cố gắng hết sức để bảo vệ thị phần Trung Quốc khỏi bị tác động bởi địa chính trị.

Những hạn chế do con người tạo ra vì mục đích chính trị sẽ cản trở hợp tác quốc tế liên quan, tác động đến sự ổn định của chuỗi công nghiệp và cung ứng, sẽ gây ra phản tác dụng, đẩy chi phí doanh nghiệp tăng cao, không có lợi cho sự phát triển công nghiệp, càng không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào.

Biên tập viên:La Thành