Hai nước Trung - Việt chung tay tạo dựng triển vọng hợp tác rộng lớn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo lời mời, cùng Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ đạo định hướng phát triển quan hệ Trung - Việt.
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, trao đổi các cấp giữa hai nước ngày càng mật thiết, nhận thức chung đạt được giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được thực hiện toàn diện.
Ngày 25/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đoàn đại biểu tham dự Diễn đàn Đa-vốt mùa hè, đồng thời tiến hành chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên sau khi ông giữ chức Thủ tướng, đánh dấu quan hệ Trung Quốc và Việt Nam bước vào một giai đoạn mới; Vào ngày 12/10, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng nhận lời mời tham dự Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 3. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam, đồng thời là lần thứ ba một nhà lãnh đạo Việt Nam tham dự Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế “Vành đai và Con đường”.Những điều này trở thành sự tiếp nối giao lưu và tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra, năm nay hai bên thường xuyên có những chuyến thăm lẫn nhau cấp Bộ trưởng trong các lĩnh vực ngoại giao, công an, quân sự, kinh tế - thương mại, đầu tư, khoa học – công nghệ, giáo dục, v. v., hai bên cùng hợp tác về mặt quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và chống tham nhũng, thể hiện đầy đủ quan hệ hai nước chạy trên làn đường cao tốc, cùng có lợi cùng thắng, chung tay phát triển.
Trung Quốc và Việt Nam hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc, đứng đầu trong số các nước ASEAN. Theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương Trung-Việt đã vượt 120 tỷ USD trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 42,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và Trung Quốc cũng là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đạt tăng trưởng dương trong 9 tháng đầu năm nay. Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng lượng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái, quy mô thương mại giữa hai nước ngày càng mở rộng và cơ cấu thương mại ngày càng được tối ưu hóa.
Ngoài ra, hợp tác đầu tư giữa hai nước vẫn duy trì đà tăng trưởng. Trung Quốc đã phê duyệt các khoản đầu tư lớn vào Việt Nam trong năm nay, đặc biệt là trong lĩnh vực điện và khai thác mỏ. Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao quy mô lớn của Trung Quốc không ngừng tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, đưa hợp tác thiết thực giữa hai nước đạt được những kết quả thực chất.
Trung Quốc và Việt Nam có lợi thế là gần gũi về mặt địa lý, ngành nghề bổ sung cho nhau, triển vọng hợp tác giữa hai bên rộng lớn. Trước tình hình quốc tế ngày càng gay gắt phức tạp, hai nước Trung Quốc và Việt Nam phải giữ vững tinh thần bình đẳng cùng có lợi, đoàn kết tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng thắng, chung tay hợp tác, cùng tìm kiếm phát triển, mang lại hạnh phúc tốt hơn cho nhân dân hai nước, tiếp thêm chất ổn định vào một thế giới hỗn loạn đan xen.
Trong hợp tác giữa hai nước, đẩy nhanh thúc đẩy kết nối sáng kiến cùng xây dựng "Vành đai và Con đường" và "Hai hành lang, một vành đai", thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như kết nối, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như thương mại điện tử, v. v. là trọng điểm hợp tác tiếp theo, đặc biệt là Trung Quốc đề xuất sẵn sàng tiếp tục mở rộng nhập khẩu phẩm chất lượng cao của Việt Nam mà các khách hàng Trung Quốc có nhu cầu. Hợp tác giữa hai bên Trung Quốc và Việt Nam còn cần phải làm phong phú giao lưu nhân văn, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, xây dựng nền tảng xã hội phát triển quan hệ hai nước; cùng phản đối "Tách rời, đứt chuỗi", phản đối chính trị hóa các vấn đề kinh tế và khoa học –công nghệ, bảo vệ công bằng và chính nghĩa quốc tế và quyền lợi phát triển của nước mình, thúc đẩy trật tự quốc tế phát triển theo hướng công bằng và hợp lý hơn, tạo môi trường bên ngoài hòa bình và ổn định cho việc xây dựng hiện đại hóa của hai nước.
Như Tổng Bí thư Tập Cận Bình bày tỏ trong thư chúc mừng năm mới gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi đầu năm nay, Trung Quốc coi Việt Nam là cộng đồng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược và hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng, sẵn sàng tăng cường kết nối chiến lược phát triển với Việt Nam, làm sâu sắc hơn hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực, tăng cường trao đổi, phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cao cả thúc đẩy hòa bình và phát triển của nhân loại. Tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường", Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng cho biết, Việt Nam luôn coi sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội, ủng hộ Trung Quốc xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển lớn mạnh, tin tưởng Trung Quốc sẽ đóng góp lớn hơn nữa vào việc thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới. Hợp tác song phương sẽ có triển vọng rộng lớn.
Biên tập viên:Kiều Quân