Đoàn phóng viên Trung-Việt cùng bước vào huyện Nguyên Dương, tỉnh Vân Nam: Lắng nghe những câu chuyện “di sản sống”

2023-12-04 07:00:04(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

“Xin chào các bạn, đằng sau lưng tôi chính là là thôn A Giả Khoa, một ngôi làng cổ kính ở châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được biết, thôn làng này đã có lịch sử hơn trăm năm, là một trong những nơi sinh sống của nhiều thế hệ dân tộc Hà Nhì, Trung Quốc, hiện tại mời các bạn đi theo tôi cùng khám phá những nét đặc biệt của thôn làng này.” Chị Vũ Ngọc Mai, phóng viên Đài Phát thanh-Truyền hình Lào Cai Việt Nam giới thiệu trước máy quay tại hiện trường.

Ruộng bậc thang Hà Nhì là di sản thế giới sống đầu tiên của Trung Quốc lấy tên gọi dân tộc để đặt tên, lấy văn minh canh tác nông nghiệp làm chủ đề, trong văn bản xin đăng cai di sản thế giới, thôn A Giả Khoa, thị trấn Tân Nhai, huyện Nguyên Dương là một trong 5 thôn trại điển hình  trọng điểm thể hiện hệ thống sinh thái ruộng bậc thang Hà Nhì. Gần đây, Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương Trung Quốc và Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Lao Cai Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Lai Châu Việt Nam, cũng như Đoàn phóng viên chung phóng viên địa phương Vân Nam đã đến thăm thôn A Giả Khoa, họ đã tới tấp cầm máy quay, lắng nghe và ghi lại những câu chuyện về phát triển bảo tồn ruộng bậc thang Hà Nhì.

"Nguồn gốc của ngôi nhà nấm A Giả Khoa là gì?", "Một năm có 10 tháng của người Hà Nhì được tính như thế nào?", "Nông dân làm gì vào tháng 10 nông lịch?" xoay quanh lịch sử văn minh nông canh của A Giả Khoa, các phóng viên Việt Nam lần lượt đặt câu hỏi cho ông Mã Kế Xuân -Ủy viên tuyên truyền thị trấn Tân Nhai huyện Nguyên Dương. Ông Mã Kế Xuân giới thiệu cặn kẽ, nguồn nước được rừng sâu tích trữ tạo thành dòng chảy nhỏ, cung cấp nước sinh hoạt cho các thôn làng ở sườn núi, lại cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho ruộng bậc thang dưới thôn làng.

Đi vào A Giả Khoa, nhìn thấy ngôi nhà hình nấm tạo hình độc đáo, các phóng viên Việt Nam sôi nổi nói chuyện cảm nhận: "Kiến trúc rất đặc sắc, rất giống kiến trúc dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu Việt Nam, nhưng nhà của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu thường chỉ có một tầng." "Thôn xóm thần bí mà xinh đẹp, yên tĩnh mà cổ kính, giống như một bức tranh làng quê". Dân làng vừa giới thiệu nhà hình nấm với đoàn phóng viên, vừa dựng hố lửa, trò chuyện với các phóng viên. "Cuộc sống của người dân chúng tôi so với trước kia tốt hơn nhiều lắm, năm nay hộ trong thôn được chia cổ tức lên tới hơn 10.000 Nhân dân tệ..." Nghe xong người dân giới thiệu, các phóng viên ngạc nhiên hỏi: Một thôn xóm cổ như vậy, là như thế nào để bảo vệ truyền thừa, làm hế nào thực hiện giảm nghèo, thúc đẩy chấn hưng nông thôn?

Năm 2018, huyện Nguyên Dương mời đội ngũ giáo sư Bảo Kế Cương Học viện Du lịch Đại học Trung Sơn đi sâu điều tra nghiên cứu thôn A Giả Khoa, đồng thời lập ra "Kế hoạch A Giả Khoa", kiên trì quan niệm phát triển "Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc", dựa vào tài nguyên thiên nhiên và phong tục tập quán, con người phong phú độc đáo trong thôn, kiên trì mô hình khai thác "Làng nội sinh do tập thể lãnh đạo", kéo theo cả thôn tham gia phát triển du lịch nông thôn.

"Sự kiện này, cho chúng ta thấy cách thức xây dựng và phát triển nông thôn ở Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chúng tôi sẽ ghi chép lại và sản xuất các tác phẩm báo chí phong phú và đa dạng như bản tin, phim tài liệu, video để giới thiệu tốt hơn về nông thôn Trung Quốc cho người dân Việt Nam." Chị Vũ Ngọc Mai, phóng viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai, Việt Nam giới thiệu.

Đi dọc theo con đường lát đá xanh đến chân làng, trên ruộng bậc thang mặt nước phản chiếu như gương, đàn vịt lững thững dạo chơi, bước vào ruộng bậc thang ngắm nhìn kỹ hơn vào mặt nước, từng đàn cá đang tung tăng bơi lội trong đó. Phóng viên đoàn phỏng vấn thay quần chống nước, tay cầm thúng tre, bước vào ruộng bậc thang bắt những con cá béo nục trong ruộng bậc thang. Ông Mã Kế Xuân  giới thiệu, "Với mô hình nuôi trồng toàn diện'lúa và cá và vịt'như một điểm nhấn, thông qua mô hình phát triển'công ty+hợp tác xã+cơ sở+nông dân', giá trị sản xuất mẫu ruộng bậc thang đã tăng từ dưới 3.000 nhân dân tệ ban đầu lên hơn 8.000 nhân dân tệ."

Phóng viên truyền thông Trung Việt đã ghi chép cũng như quay lại mạch văn minh canh tác nông nghiệp đang lặng lẽ chảy xuôi tại ruộng bậc thang Hà Nhì tại châu Hồng  Hà. Từng thôn xóm ruộng bậc thang chính là minh họa sống động về chấn hưng phát triển nông thôn Trung Quốc, câu chuyện chấn hưng phát triển di sản " sống" đang đi ra thế giới với góc nhìn rộng hơn.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa