Trung Quốc thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển kinh tế chất lượng cao

2023-11-21 14:56:34(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Hiện nay, vòng cách mạng khoa học - công nghệ và chuyển đổi ngành nghề mới đang được tăng tốc đẩy mạnh trên toàn thế giới, nền kinh tế số đã trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời phát triển ra nhiều mô hình mới, hình thức kinh doanh mới và ngành nghề mới rất năng động. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số để thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao. Bài viết này giới thiệu những tiến bộ và kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, phổ biến các sản phẩm kỹ thuật số và xây dựng các cơ chế bảo đảm an ninh dữ liệu.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin số là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số. Bao gồm các lĩnh vực như: các cơ sở hạ tầng mạng như mạng 5G/6G, Internet vệ tinh, mạng viễn thông thế hệ mới...; các cơ sở hạ tầng dịch vụ thông tin như trung tâm điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu lớn, mặt bằng dịch vụ Internet công nghiệp, mặt bằng dịch vụ Internet vạn vật...; các cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc đổi mới khoa học - công nghệ như trung tâm siêu điện toán cũng như các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng hỗ trợ quản trị xã hội, dịch vụ công và ứng dụng thông tin trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

Ngoài ra, mấu chốt trong việc chuyển đổi số nằm ở con người. Cần phải coi trọng xây dựng đội ngũ nhân tài kỹ thuật số, mở rộng các kênh phát triển nhân tài, cải thiện chính sách nhân tài kỹ thuật số, kiên trì tiến hành cùng lúc thu hút và đào tạo nhân tài, xây dựng mặt bằng nhân tài kỹ thuật số, thực hiện việc chia sẻ tài nguyên, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhân tài.

Việc phát triển nền kinh tế số thực sự có yêu cầu cao hơn đối với năng lực sử dụng thiết bị kỹ thuật số của người dân, đặc biệt là các sản phẩm thông minh như điện thoại thông minh đều có những yêu cầu nhất định về khả năng mua cũng như năng lực sử dụng của người dân đối với những sản phẩm thông minh này.

Nhìn từ góc độ kinh tế, những năm gần đây, các địa phương Trung Quốc liên tục đưa ra các chính sách trợ cấp chuyên biệt. Ví dụ như điện thoại thông minh, chính quyền địa phương, ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc đã hợp tác đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi như trợ cấp mua điện thoại di động, chương trình rút thăm trúng thưởng và ưu đãi của các nhà mạng viễn thông... nhằm đẩy nhanh doanh số bán ra diện thoại thông minh. Số liệu cho thấy, tính đến năm 2022, Trung Quốc đã có hơn 970 triệu người dùng điện thoại thông minh, đứng đầu thế giới.

Ngoài ra, nhằm thu hẹp “khoảng cách kỹ thuật số”, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp dịch vụ dành cho các “nhóm người yếu thế về kinh tế số” như người già, người sống ở vùng sâu vùng xa. Ví dụ như ở Bắc Kinh, năm 2022, các cơ quan liên quan đã triển khai công tác xoay quanh 7 nhiệm vụ trọng điểm như tiêu dùng, khám chữa bệnh, dịch vụ thủ tục cho người cao tuổi cũng như đảm bảo dịch vụ cho người cao tuổi trong trường hợp khẩn cấp, thúc đẩy 28 biện pháp cụ thể được thực hiện một cách thiết thực. Đồng thời với việc triển khai 2 công trình lớn là “Kết nối thôn làng” và “Thí điểm dịch vụ phổ cập viễn thông” đi vào chiều sâu, đại đa số nông dân đã bắt kịp nhịp bước thời đại Internet, được hưởng lợi ích của xã hội thông tin.  

An ninh dữ liệu là đảm bảo quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế số. Thông qua ấn định “Luật Thương mại điện tử”, “Luật An ninh mạng”, v.v., Trung Quốc đã quy phạm và quy định về các mặt kinh tế Internet, thương mại điện tử, an ninh mạng... đảm bảo sự phát triển có trật tự của kinh tế số. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống bảo vệ an ninh mạng quốc gia, tăng cường nghiên cứu phát triển và ứng dụng của công nghệ an ninh mạng, thúc đẩy sự phát triển của ngành an ninh mạng, v.v., không ngừng tăng cường bảo vệ an ninh mạng. Trung Quốc tăng cường khả năng giám sát và ứng phó với các rủi ro an ninh mạng, thông qua các biện pháp như xây dựng hệ thống quản lý an ninh dữ liệu, tăng cường bảo vệ dữ liệu quan trọng, hoàn thiện cơ chế giám sát an ninh dữ liệu, v.v., nhằm phát hiện và ứng phó kịp thời các mối đe dọa an ninh mạng, đảm bảo nền kinh tế số vận hành an toàn. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường quản lý các luồng dữ liệu xuyên biên giới để đảm bảo tính an ninh và tính hợp pháp của dữ liệu.

Biên tập viên:Thanh Đóa