Bình luận: Cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Mỹ tại San Francisco hy vọng tiếp thêm “hàm lượng vàng” cho quan hệ hai nước và giúp thế giới phát triển ổn định
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đi thăm Mỹ vào giữa tháng này theo lời mời để tổ chức cuộc gặp giữa nguyên thủ Trung - Mỹ, đồng thời cũng sẽ tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo APEC lần thứ 30. Là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, quan hệ Trung - Mỹ phát triển ổn định có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Đã nói là làm, quan hệ Trung - Mỹ hiện đang phải đối mặt với một số thách thức và khó khăn, Trung Quốc và Mỹ cần loại bỏ sự quấy nhiễu, nâng cao “hàm lượng vàng” tại cuộc gặp ở San Francisco trên cơ sở nhận thức chung Bali.
Quan hệ Trung - Mỹ là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, hợp tác và cạnh tranh giữa hai nước luôn là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Cuộc gặp Bali là cuộc gặp quan trọng giữa nguyên thủ hai nước và là cơ hội quan trọng để hai bên tăng cường trao đổi và hợp tác. Trong cuộc gặp này, hai bên đã đi sâu trao đổi về hàng loạt vấn đề quan trọng và đạt được nhiều đồng thuận. Những đồng thuận này không chỉ định hướng cho sự phát triển của quan hệ Trung - Mỹ, mà còn tạo nền tảng quan trọng để hai nước tăng cường hợp tác.
Sau cuộc gặp ở Bali, quan hệ Trung - Mỹ đã có một số dấu hiệu tích cực. Các cuộc trao đổi cấp cao giữa hai bên đã diễn ra một cách “có qua có lại”. Tuy nhiên, các chính khách Mỹ đã áp dụng một chính sách sai lầm đối với Trung Quốc do những nhận thức sai lầm đối với Trung Quốc.
Trong vài tháng qua, Mỹ nên nhận rõ, việc kiềm chế và chèn ép Trung Quốc không có lối thoát, không thể thực hiện, không thể giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, các điểm nóng trong khu vực và thậm chí cả sự phục hồi kinh tế của Mỹ nếu không hợp tác với Trung Quốc. Sau khi đi một đường vòng lớn, Mỹ buộc phải quay trở lại với chương trình nghị sự và nhận thức chung Bali.
Trung Quốc luôn duy trì thái độ chủ động với Mỹ. Việc Mỹ chèn ép Trung Quốc không thể khiến Trung Quốc khuất phục, thái độ tích cực của Mỹ đối với Trung Quốc cũng có thể nhận được những phản hồi thiện chí từ phía Trung Quốc. Những biện pháp tích cực này mang lại sự đảm bảo quan trọng cho quan hệ Trung - Mỹ phát triển ổn định. Kể từ tháng 6 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Blinken, Bộ trưởng Tài chính Yellen, Đặc phái viên của Tổng thống về các vấn đề khí hậu John Kerry và Bộ trưởng Thương mại Raimondo đã lần lượt đến thăm Trung Quốc. Mỹ bày tỏ quan điểm coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và sẵn sàng duy trì trao đổi với Trung Quốc, đồng thời khẳng định lại chính sách một Trung Quốc không thay đổi và không ủng hộ “Đài Loan độc lập”. Trung Quốc cũng có những hành động tích cực, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hà Lập Phong đã lần lượt thăm Mỹ để gặp gỡ và đàm phán với các quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, sự phát triển quan hệ Trung - Mỹ vẫn đang đối mặt với một số thách thức và khó khăn. Quan hệ Trung - Mỹ rất đa chiều và nhiều mặt, bao gồm cả cạnh tranh và hợp tác. Chỉ bằng cách tăng cường trao đổi và hợp tác, quan hệ Trung - Mỹ mới có thể thực hiện cân bằng và ổn định.
Khi Trung Quốc và Mỹ xích lại gần nhau hơn, những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Tại Hội chợ triển lãm Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 6 vừa kết thúc, phái đoàn thương mại nông nghiệp Mỹ lần đầu tiên tham dự sự kiện này với tư cách chính thức đã thu được thành quả rực rỡ, với việc Trung Quốc mua đậu nành Mỹ đạt mức mua lớn nhất trong một ngày kể từ ít nhất ba tháng đến nay.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế biến động và rối loạn đan xen lẫn nhau, bản thân cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ tại San Francisco đã phát ra tín hiệu tích cực tới thế giới và có “hàm lượng vàng” cao. Hai nước lớn đang cạnh tranh nhau có thể ổn định quan hệ song phương, kiểm soát hiệu quả những bất đồng và duy trì trao đổi, điều này sẽ giúp thúc đẩy sự ổn định và phát triển quan hệ Trung - Mỹ, đồng thời cũng sẽ tác động quan trọng đến tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu.