Bình luận: “Vành đai và Con đường” là “chiếc bánh phát triển” chứ không phải là “bẫy nợ”

2023-10-16 00:36:46(GMT+08:00) CGTN
Chia sẻ:

Khi Diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 3 đang đến gần, thời gian qua, một số chính khách và truyền thông của Mỹ và phương Tây đã tăng cường bóp méo vấn đề nợ của một số nước đang phát triển, hâm nóng lại cái gọi là “bẫy nợ Trung Quốc”, mưu toan bôi nhọ hợp tác “Vành đai và Con đường”. Nhưng sự thật là, trong 10 năm thực thi Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, không có bất cứ nước nào lâm vào khủng hoảng nợ khi tham gia cùng xây dựng “Vành đai và Con đường”.

Lấy nợ Sri Lanka mà Mỹ và phương Tây luôn ra sức thổi phồng làm ví dụ, Tổng thống Sri Lanka Wickremesinghe công khai cho biết, Sri Lanka không rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc. Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, năm ngoái vốn vay đến từ Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 10% nợ nước ngoài của Sri Lanka, trong đó 61,5% là vốn vay ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường quốc tế. Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy – cơ quan tham vấn Australia nêu rõ, phần lớn nợ nước ngoài của Sri Lanka là đến từ thị trường vốn quốc tế (47%), tiếp sau là đến từ các ngân hàng đa phương như Ngân hàng Phát triển châu Á (22%).

Ngoài Sri Lanka, những nước như Angola, Djibouti, Kenya, Zambia, Papua New Guinea, v.v., cũng bị Mỹ và phương Tây bôi nhọ rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc. Theo nghiên cứu do ông Deborah Brautigam - Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc – chuâu Phi Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đứng đầu, nợ của Trung Quốc chiếm 17% toàn bộ nợ nước ngoài của châu Phi, thấp hơn nhiều so với phương Tây. Coi vốn vay của các nước phương Tây là “chiếc bánh”, coi vốn vay của Trung Quốc là “bẫy nợ”, điều này là không công bằng. Hãng tin CNN từng nhiều lần gây chuyện về “nợ Trung Quốc” trong khi phỏng vấn Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, cuối cùng đã bị Tổng thống Kenyatta bác lại, “Kenya đúng là vay tiền từ Trung Quốc, nhưng cũng vay tiền từ Mỹ”. Bộ trưởng Báo chí Campuchia Khieu Kanharith từng đăng bài trên nền tảng xã hội chỉ trích rằng: “Mỹ luôn cảnh cáo các nước thế giới thứ ba về khả năng xảy ra bẫy nợ của Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’, có phải là coi các nước là đồ ngốc không biết cái gì là bẫy nợ hay sao?”

Trung tâm Phát triển toàn cầu – cơ quan tham vấn độc lập phân tích sự thật cho thấy, nợ Trung Quốc của các nước liên quan đến “Vành đai và Con đường” chỉ chiếm 1,8% mức bình quân GDP của các nước này, thấp hơn nhiều so với giới hạn cảnh báo quốc tế là 60%; tỷ lệ nợ Trung Quốc của đa số nước trong nhiều năm đều chưa đến 1%. Có thể nói, trong thực tiễn của 10 năm qua, không có bất cứ nước nào rơi vào cái gọi là bẫy nợ bởi tham gia việc cùng xây dựng “Vành đai và Con đường”. Trái lại, những nước tham gia xây dựng “Vành đai và Con đường” đều có sự phát triển nhanh hơn.

Thông qua hợp tác “Vành đai và Con đường”, miền Đông châu Phi đã có đường cao tốc đầu tiên, Maldives có cầu vượt biển đầu tiên, Belarus lần đầu tiên có ngành sản xuất ô tô, Kazakhstan lần đầu tiên có hành lang ra biển, Việt Nam có đường sắt đô thị đầu tiên, Campuchia có đường cao tốc đầu tiên, Indonesia có đường sắt cao tốc đầu tiên ... Trong 10 năm qua, cùng xây dựng “Vành đai và Con đường” đã thúc đẩy quy mô đầu tư gần một nghìn tỷ USD, hình thành hơn 3.000 dự án hợp tác, tạo 420 nghìn việc làm cho các nước dọc tuyến, khiến gần 40 triệu người thoát nghèo. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, nếu các dự án cơ sở hạ tầng giao thông trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường” được thực hiện toàn bộ, đến năm 2030, hàng năm dự kiến sẽ tăng thêm 1.600 tỷ USD lợi ích cho toàn cầu, chiếm 1,3% GDP toàn cầu, trong đó 90% là do các nước đối tác chia sẻ, các nước có thu nhập thấp và vừa được hưởng lợi nhiều hơn.

Nhiều sự thật đã chứng minh đầy đủ rằng, “Vành đai và Con đường” không phải là “bẫy nợ”, mà là “chiếc bánh phát triển”, là “vành đai phát triển” và “con đường hạnh phúc” thực sự mang lại lợi ích cho người dân các nước. 

Biên tập viên:Kiều Quân