Việc nhân vật số 3 của Mỹ bị hạ bệ cho thấy thế nào là “dân chủ kiểu Mỹ”

2023-10-06 15:34:55(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Chỉ mới nhậm chức 9 tháng, Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy đã bị hạ bệ. Các giới của Mỹ lo lắng, sự tranh giành giữa hai đảng Mỹ cũng như cuộc đấu đá nội bộ đảng sẽ ngày càng quyết liệt, mang đến nhiều bấp bênh hơn cho chính trường Mỹ, đồng thời gây chia rẽ xã hội Mỹ hơn nữa.

Trong lịch sử Mỹ, đề nghị bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện là cực kỳ hiếm thấy, ông McCarthy là Chủ tịch Hạ viện đầu tiên bị bãi nhiệm. Đảng Cộng hòa có  221 ghế tại Hạ viện, nhiều hơn so với  212 ghế của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Hạ viện cuối cùng vẫn phế truất ông McCarthy do sự “nổi loạn” của 8 nghị sĩ đảng Cộng hòa cực hữu.

Vậy, tại sao 8 nghị sĩ đảng Cộng hòa này lại “nổi loạn”? Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân trực tiếp là do cuộc tranh cãi về dự luật chuẩn chi tại Quốc hội đã trực tiếp khoét sâu mâu thuẫn giữa ông McCarthy và phe bảo thủ trong nội bộ đảng Cộng hòa.

Trong nền chính trị Mỹ, đấu đá giữa các đảng luôn là chủ đề trong khi bản chất của các cuộc đấu đá là “phủ quyết chính trị”, tức phản đối mọi việc làm của đối phương chứ không phải giải quyết vấn đề tuỳ theo tình hình thực tế. Những năm qua, cuộc đấu đá giữa các đảng của Mỹ ngày một quyết liệt, thậm chí bị nhiều nhà quan sát cho rằng đã lên đến mức độ “nội chiến”.

Mặt khác, cuộc đấu đá giữa các phe trong nội bộ đảng Cộng hòa đã đóng vai trò then chốt trong cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm lần này. Trên chính trường Mỹ, ông McCarthy bị coi là “tắc kè hoa”, có nghĩa là chú trọng lợi ích chính trị cá nhân, lập trường không kiên định. Phe bảo thủ cực đoan trong đảng Cộng hòa luôn cho rằng ông McCarthy thiếu nguyên tắc trong các vấn đề chính trị, tỏ ra “yếu đuối”, thậm chí “đầu cơ” trước đảng Dân chủ.

“Câu chuyện dân chủ” do các chính khách Mỹ dày công tạo dựng còn lại bao nhiêu độ tin cậy và sức thuyết phục khi nền chính trị Mỹ phục vụ lợi ích riêng tư của một số ít người và nền dân chủ kiểu Mỹ sa vào vòng “trò chơi quyền lực”?

 

Biên tập viên:Mẫn Linh