Bình luận: Nhật Bản ngày càng đi xa trên con đường mất uy tín

2023-09-26 15:07:24(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Đã hơn một tháng kể từ khi Chính phủ Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo khăng khăng tiến hành xả nước thải nhiễm xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển. Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã chi rất nhiều tiền cho công tác tuyên truyền nhằm tô đẹp tác động của việc xả nước thải nhiễm xạ, nhưng cách làm này của Nhật Bản vẫn vấp phải sự phản đối của đông đảo những người thức thời trong cộng đồng quốc tế và các nước láng giềng châu Á. Tuy nhiên, điều bất ngờ là Nhật Bản không những không chấm dứt hành vi sai trái này mà còn dự kiến sẽ bắt đầu đợt xả nước nhiễm phóng xạ thứ hai từ cuối tháng này đến đầu tháng 10. Sự khăng khăng cố chấp của Chính phủ Nhật Bản đã khiến nước này ngày càng đi xa trên con đường mất uy tín.

Kể từ khi Chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch xả nước thải nhiễm xạ ra biển cách đây 2 năm, tính chính đáng, hợp pháp và an toàn của kế hoạch này luôn vấp phải chất vấn. Chính phủ Nhật Bản và các bộ máy truyền thông không ngừng thổi phồng lời nói dối “nước nhiễm phóng xạ hạt nhân là an toàn” cả trong cộng đồng quốc tế và trong nước, nhằm lợi dụng sự ủng hộ của người dân bình thường để ủng hộ các chính sách của mình. Nhưng thực tế là ngày càng nhiều người dân Nhật Bản phản đối hành vi hại người hại mình, vừa sai lầm vừa ngu ngốc này. Một cuộc thăm dò của Nhật Bản vào tháng 8/2023 cho thấy, hơn 80% người dân Nhật Bản được hỏi tin rằng lời giải thích của Chính phủ Nhật Bản về nước thải nhiễm xạ là “không đủ”, chưa đến 30% người dân ủng hộ việc xả nước thải nhiễm xạ ra biển. Một cuộc thăm dò gần đây của Hàn Quốc cho thấy 80% người dân Hàn Quốc lo lắng về việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm xạ. Để xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng, Chính phủ Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo đã hứa với người dân Fukushima và cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ không tùy tiện xả nước thải nhiễm xạ ra biển trước khi có được sự hiểu biết từ các bên liên quan. Nhưng thực tế cho thấy Chính phủ Nhật Bản đã đi ngược lại lời nói và hoàn toàn mất uy tín, một mực xả nước thải nhiễm xạ ra biển vào ngày 24/8.

"Cột trên lệch thì cột dưới nghiêng", cách làm của Chính phủ Nhật Bản ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của Công ty Điện lực Tokyo trong việc xử lý tai nạn hạt nhân liên quan đến Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Kết hợp với “tiền lệ” nhiều lần dính bê bối che giấu, lừa đảo trước đó, Công ty Điện lực Tokyo đã trở thành đồng nghĩa với “những công ty không đáng tin cậy”.

Trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1995, Công ty Điện lực Tokyo đã giả mạo 29 hồ sơ kiểm tra an toàn để che giấu vết nứt của các bộ phận máy. Khoảng 100 nhân viên của công ty đã tham gia vào vụ việc giả mạo này. Năm 2002, khi vụ việc này bị vạch trần, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Tokyo cùng hai chuyên gia tư vấn và Phó Chủ tịch từ chức; vào tháng 1/2007, Công ty Điện lực Tokyo thừa nhận trong một báo cáo điều tra rằng kể từ năm 1977, công ty đã tiến hành tổng cộng 199 cuộc kiểm tra thường xuyên ba nhà máy điện hạt nhân, trong đó có Nhà máy điện hạt nhân Fukushima; sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân năm 2011, Chủ tịch Công ty Điện lực Tokyo Naoki Hirose thừa nhận rằng cựu chủ tịch công ty đã che giấu "sự cố tan chảy cốt lõi" của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Chính vì sự lừa dối lặp đi lặp lại mà không bị trừng phạt thích đáng, Công ty Điện lực Tokyo đã biến Nhà máy điện hạt nhân Fukushima thành rủi ro toàn cầu. Vào tháng 7/2021, có thông tin cho rằng khi Công ty Điện lực Tokyo tiến hành điều tra khu vực chứa chất thải hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, phát hiện nắp của hai trong số các thùng chứa bị lỏng và xuất hiện các khoảng trống, nồng độ chất phóng xạ trong nước bên trong chúng rất cao, khu vực xung quanh cũng bị ô nhiễm. Đây là lần thứ ba kể từ tháng 3 năm đó, thùng chứa chất thải hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ.

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển nêu rõ: “Các quốc gia nên áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo các hoạt động kiểm soát của mình không gây ô nhiễm cho các quốc gia khác và môi trường của họ, đồng thời đảm bảo ô nhiễm không lan tới vùng biển quốc tế và vùng biển của các quốc gia khác”. Tuy nhiên, Nhật Bản không những không xử lý Công ty Điện lực Tokyo mà còn thực hiện giám sát chặt chẽ và thông đồng với Công ty Điện lực Tokyo để tạo ra nhiều cớ cho việc xả nước thải nhiễm xạ và chuyển tác hại sang các nước láng giềng và toàn thể nhân loại. Đúng như Thủ tướng Quần đảo Solomon Sogavare đã phát biểu trong Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, "Nếu nước thải nhiễm xạ này an toàn thì nó nên được lưu trữ ở Nhật Bản. Việc nó được đổ xuống đại dương cho thấy nó không an toàn. hậu quả của hành động này là xuyên quốc gia và liên thế hệ, là một cuộc tấn công vào lòng tin và sự đoàn kết toàn cầu.”

 

Biên tập viên:La Thành