Bình luận: Dân chủ không phải là “độc quyền sáng chế” của Mỹ

2023-09-15 09:48:27(GMT+08:00) CGTN
Chia sẻ:

Ngày 15/9 là Ngày Quốc tế Dân chủ, Liên Hợp Quốc ngay từ khi thành lập ngày lễ này đã tái khẳng định, tuy các chính thể dân chủ có một số nét đặc trưng tương đồng, nhưng không tồn tại mô hình dân chủ duy nhất, hơn nữa dân chủ không thuộc về bất cứ quốc gia và khu vực nào. Nhưng không biết từ lúc nào, dân chủ đã trở thành “độc quyền sáng chế” của Mỹ. Đất nước tư xưng là “hải đăng dân chủ” này, bất chấp dân chủ của nước mình tồn tại nhiều vấn đề, đã ra sức thúc đẩy giá trị quan dân chủ kiểu Mỹ trên toàn cầu, động một tí là chèn ép nước khác, mưu cầu lợi ích riêng tư với cái cớ dân chủ, làm gia tăng sự chia rẽ của cộng đồng quốc tế và đối đầu nhóm.

Trong mắt Mỹ, chỉ có cái gọi là phù hợp với tiêu chuẩn của Mỹ và phương Tây mới là dân chủ, còn các nước khác đều không phải dân chủ. Mỹ đã làm chủ cho nước khác, thúc đẩy “mô hình dân chủ” của nước mình, tiến hành cái gọi là “cải tạo dân chủ” đối với nước khác, kết quả đã hoàn toàn ngược lại. Kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Mỹ đã kích động các cuộc “cách mạng màu” tại các nước Gruzia, Tajikistan, Tunisia, Ai Cập, Yemen, v.v., nói rằng sẽ mang lại “dân chủ” và “tự do” cho những nước này, nhưng mang lại cho những nước này là thay đổi chính quyền, xã hội loan lạc và khủng hoảng nhân đạo, gây tổn hại cực lớn tới những nước này cũng như hoà bình và phát triển của thế giới. Ngoài ra, núp dưới chiêu bài “dân chủ”, Mỹ đã phát động các cuộc chiến tranh và hành động quân sự tại các nước Afghanistan, Iraq, Libya, Syria, v.v., khiến hàng trăm nghìn người bị chết, hàng triệu người bị thương, hàng trăm triệu người mất nhà cửa. Có thể nói, “dân chủ kiểu Mỹ” đến nơi nào thì nơi đó sẽ xảy ra rối loạn, xung đột và chiến tranh.

Nhiều năm qua, tuy các hành động “cải tạo dân chủ” đối với nước khác nhiều lần bị thất bại, nhưng Mỹ vẫn say mê thúc đẩy “dân chủ kiểu Mỹ” ra nước ngoài. Hiện nay, Mỹ đang thúc đẩy “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, mưu đồ thành lập “NATO phiên phản châu Á – Thái Bình Dương”, mưu toan “tách rời” với Trung Quốc, thậm chí đưa cách làm “nhóm nhỏ” đến các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học công nghệ, v.v.. Những hành động phá hoại sự an ninh và ổn định của khu vực này cũng là núp dưới chiêu bài bảo vệ “giá trị quan dân chủ”.

Kể cả trong nước Mỹ, dân chủ kiểu Mỹ vẫn tồn tại nhiều cố tật, xảy ra nhiều hiện tượng loạn lạc: Những năm gần đây, nền chính trị Mỹ tiếp tục phân cực, khoảng cách giàu nghèo không ngừng gia tăng, xã hội bị rạn nứt, sự phân biệt chủng tộc khó giải quyết, hiệu suất quyết sách thấp ... Cái gọi là "của dân, do dân và vì dân" trở thành ảo tưởng khó thực hiện. Theo kết quả của một cuộc thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Pew Mỹ tổ chức cho thấy, 65% người được hỏi cho rằng chế độ dân chủ Mỹ cần tiến hành cải cách lớn, 57% người được hỏi cho rằng Mỹ không còn là gương mẫu dân chủ. Tạp chí “The Economist” Anh còn đánh giá Mỹ là “khiếm khuyết dân chủ”. Cho thấy dân chủ kiểu Mỹ không phải “tốt đẹp” như nước này đã tuyên truyền.

Chế độ dân chủ chính trị của mỗi nước đều có những nét độc đáo riêng, là do nhân dân của nước đó quyết định. Rập khuôn máy móc dân chủ kiểu Mỹ tới các nước với lịch sử, văn hoá và tình hình trong nước hoàn toàn khác nhau, tất sẽ bất phục thuỷ thổ, cuối cùng sẽ thất bại. Lý lẽ đơn giản mà mọi người đều biết, chỉ riêng Mỹ không biết, ít nhất là giả vờ không biết. Thực ra, hành động trông mèo vẽ hổ của Mỹ cải tạo dân chủ, thúc đẩy dân chủ tại nước khác chính là hành động phi dân chủ lớn nhất, đã vi phạm quan điểm giá trị cốt lõi của dân chủ.

Dân chủ không phải là Coca-Cola, mùi vị của cả thế giới đều như nhau. Dân chủ là giá trị chung của toàn nhân loại, là quyền lợi của nhân dân các nước, chứ không phải là “độc quyền sáng chế” của Mỹ.

Biên tập viên:Kiều Quân