Bình luận: Tính toán riêng của Mỹ và Nhật Bản đằng sau việc xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển

2023-09-01 11:01:03(GMT+08:00) CGTN
Chia sẻ:

Những ngày qua, Chính phủ Nhật Bản đơn phương khởi động việc xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển, hành động cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm này bị nhiều nước trong đó có người dân Nhật Bản phản đối và chỉ trích. Nhưng điều khiến mọi người kinh ngạc là, Mỹ luôn chỉ tay năm ngón đối với nước khác lại đồng ý ngầm và dung túng cho tội ác chống nhân loại này, thậm chí nhiều lần còn bày tỏ “ủng hộ”. Mỹ rút cuộc có tính toán gì?

Có thể nhiều người không biết, Mỹ từng là nước đầu tiên trên thế giới đổ phế liệu hạt nhân với số lượng lớn ra biển. Năm 1946, Mỹ lần đầu tiên đổ phế liệu hạt nhân ra biển tại vùng biển phía đông bắc Thái Bình Dương cách bờ biển bang California 80 km. Theo số liệu liên quan của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, từ năm 1946 đến năm 1970, Mỹ tổng cộng đổ 56.261 thùng phế liệu hạt nhân ra 18 vùng biển của Thái Bình Dương; Từ năm 1949 đến năm 1967, Mỹ tổng cộng đổ 34.282 thùng phế liệu hạt nhân ra 11 vùng biển của Đại Tây Dương. Theo số liệu công khai cho thấy, chỉ trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1958, Mỹ đã tiến hành 67 lần thử nghiệm hạt nhân tại vùng trời và đáy biển của quần đảo Marshall, khiến bức xạ hạt nhân của nơi này gấp 10 lần so với nơi xảy ra sự cố hạt nhân nghiêm trọng ở Chernobyl. Ngoài ra, Mỹ còn vận chuyển và đổ 130 tấn đất nhiễm phóng xạ hạt nhân tới quần đảo Marshall từ bãi thử nghiệm hạt nhân ở bang Nevada Mỹ cách xa hàng nghìn cây số, gây thảm hoạ trầm trọng cho người dân địa phương.

Mỹ “ủng hộ” Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển, mục đích là che giấu tội ác của mình, khiến mọi người chỉ cần nhắc đến việc ô nhiễm hạt nhân biển thì biết ngay là Nhật Bản, mà quên mất Mỹ là nước đầu tiên gây ô nhiễm hạt nhân biển.

Thái độ của Mỹ trên vấn đề Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển không nghi ngờ gì còn là trao đổi lợi ích với Nhật Bản, thông qua việc giúp Nhật Bản thoát khỏi cảnh bất lợi trong dư luận quốc tế, để đổi lấy Nhật Bản “trung thành” và gắng sức hơn. Những năm gần đây, Mỹ ngày càng lực bất tòng tâm trong việc duy trì bá quyền. Mỹ tích cực lôi kéo các nước đồng minh trong đó có Nhật Bản tại châu Á – Thái Bình Dương, chẳng qua là mưu toan khiến các nước đồng minh gắng sức hơn và phối hợp thúc đẩy thực hiện “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

Mỹ làm như vậy còn là để chứng tỏ với các nước, Mỹ có thể mang lại lợi ích cho những nước “chết thay” cho mình. Trong việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển, Mỹ muốn cho thế giới biết rằng, chỉ cần cam chịu làm “con tốt” của Mỹ, cho dù trả giá bằng lợi ích của cả thế giới, Mỹ cũng sẽ bật đèn xanh, thậm chí “ủng hộ”. Làm việc xấu không có gì phải lo lắng, đã có Mỹ bao che. Có nhà phân tích nêu rõ, Mỹ công khai ủng hộ Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển là một trò hề địa chính trị xấu xí, phát ra tín hiệu sai lầm “thủ đoạn chính trị và dư luận có thể rửa sạch mọi việc xấu”.

Chính phủ Mỹ biết rất rõ mối nguy hại của việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển, tuy trên cửa miệng Mỹ dung túng hành động xấu của Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển, nhưng đằng sau lại hạn chế nghiêm đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản. Theo số liệu do Bộ Nông - Lâm – Thủy sản Nhật Bản cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, quốc gia giảm nhập khẩu hàng nông, làm, thủy sản Nhật Bản nhiều nhất chính là Mỹ, chủ yếu giảm 3 thực phẩm chính là: rượu Nhật Bản, thịt cá, sò biển, nơi sản xuất chính đều nằm ở vùng bị ảnh hưởng bởi nước thải nhiễm phóng xạ.

Mỹ là nước duy nhất trên thế giới từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh, Nhật Bản là nước duy nhất trên thế giới bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh, họ vốn có cảm nhận trực tiếp hơn về thảm hoạ hạt nhân so với các nước khác. Nhưng điều đáng tiếc là, trong sự tính toán của chính trị, lợi ích riêng tư đã vượt qua lợi ích chung của toàn nhân loại. Sự tính toán riêng của Mỹ và Nhật Bản, khiến họ hiểu ngầm trong việc xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển, nhưng lại lấy vận mệnh của nhân loại làm vật hy sinh.

Biên tập viên:Hạ Vi