Bình luận: “Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ Trung – Mỹ” không phải là ân huệ do Mỹ dành cho Trung Quốc

2023-08-29 15:10:48(GMT+08:00) CGTN
Chia sẻ:

Mới đây, bởi sự cản trở mạnh mẽ của phe diều hâu Mỹ chống Trung Quốc, khiến “Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ Trung – Mỹ” vốn đã đáo hạn đến nay vẫn chưa được ký tiếp, lý do cản trở của họ cũng rất vô lý, tức Hiệp định này “có lợi cho Trung Quốc thực hiện hiện đại hoá quân sự”, “quyền sở hữu trí tuệ bị ăn cắp”, “gây tổn hại tới an ninh quốc gia Mỹ”, v.v., coi cơ chế giao lưu hợp tác khoa học công nghệ bình thường giữa Trung Quốc và Mỹ là hành động mua bán mà Mỹ bị thiệt hại còn Trung Quốc được hưởng lợi.

Thực ra, chỉ cần hiểu một chút về quan hệ Trung – Mỹ thì sẽ biết, là hiệp định liên Chính phủ đợt đầu được ký kết sau khi hai nước Trung – Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979, tuy “Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ Trung – Mỹ” luôn được coi là biểu tượng quan trọng trong hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước, nhưng Hiệp định cứ 5 năm ký tiếp một lần này không phải là “hợp đồng nhạy cảm”, cũng không phải là chỉ nhằm vào hợp tác khoa học công nghệ mũi nhọn, các lĩnh vực hợp tác của Hiệp định này chủ yếu là nghiên cứu cơ bản về môi trường, khoa học nông nghiệp, vật lý, hoá học, v,v.. Trong khuôn khổ này, một loạt hợp tác mang tính cơ chế liên quan biến đổi khí hậu, nông nghiệp, tính đa dạng sinh học, v.v., giữa hai nước đã được triển khai.

Trong hơn 40 năm qua, “Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ Trung – Mỹ” đã chứng kiến hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước thu được những thành quả cùng thắng, nhiều thực tiễn cũng chứng tỏ hợp tác khoa học công nghệ Trung – Mỹ không phải là trò chơi bạn thua tôi thắng, mà là hai bên cùng có lợi cùng thắng. Nhà khoa học hai nước Trung – Mỹ đã tiến hành hợp tác theo 100 nghị định thư và các văn kiện kèm theo trong khuôn khổ Hiệp định này, thu được hàng loạt thành quả hợp tác nghiên cứu khoa học quan trọng trong các lĩnh vực sức khoẻ con người, năng lượng sạch, giám sát môi trường, nông nghiệp, giám sát động đất, bảo vệ rừng, vệ tinh quan sát mặt đất, v,v.. Ví dụ, năm 1991, trong 100 nghìn trẻ sơ sinh Mỹ có khoảng 25 trẻ mắc tật nứt đốt sống (Spina Bifida) bẩm sinh, đây là một khiếm khuyết sinh lý có thể gây bại liệt và tổn hại não. 15 năm sau, tỷ lệ trẻ sơ sinh có khiếm khuyết này đã giảm gần 1/3. Nhiều trẻ em Mỹ đã tránh khỏi bị bệnh tật này được lợi từ thành quả của các nhân viên nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ và Cơ quan y tế Đại học Bắc Kinh trong khi triển khai hợp tác tại Trung Quốc.

Không thể phủ nhận, hiện nay Mỹ vẫn là nước mạnh về khoa học công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng trong quá trình hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước, Trung Quốc cũng không phải chỉ là một mình hưởng lợi. Số liệu cho thấy, trong một số lĩnh vực, nhu cầu đối với Trung Quốc của Mỹ cao hơn nhiều so với nhu cầu của Trung Quốc đối với Mỹ, ví dụ công nghệ Nano, viễn thông, dự trữ năng lượng, v.v.. Trung Quốc không chỉ dẫn đầu Mỹ về trình độ nghiên cứu phát triển, còn nắm vững việc cung ứng của khá nhiều nguyên vật liệu. Nhiều nhà khoa học của Mỹ cũng cho biết, các phòng thí nghiệm Trung Quốc mà mình hợp tác đã cung cấp nhiều tài nguyên rất có giá trị, Trung Quốc không những có đội ngũ nhân tài khổng lồ, còn có nhiều dữ liệu và thiết bị mũi nhọn độc nhất vô nhị.

Những năm gần đây, Trung Quốc còn trở thành quốc gia đóng góp to lớn cho khoa học công nghệ toàn cầu, những chỉ tiêu sáng tạo chủ yếu lần lượt bước vào hàng đầu thế giới, những thành quả khoa học công nghệ tự chủ như Trạm vũ trụ Thiên Cung, Thiên Nhãn Trung Quốc, Mặt trời nhân tạo, v.v., không ngừng xuất hiện. Tính đến cuối năm 2022, số lượng bản quyền sáng chế phát minh có thể thực hiện của Trung Quốc lên tới 4,212 triệu, là quốc gia đầu tiên trên thế giới với số lượng bản quyền sáng chế phát minh có thể thực hiện vượt 3 triệu. “Báo cáo Chỉ số sáng tạo toàn cầu năm 2022” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố cho thấy, chỉ số sáng tạo của Trung Quốc xếp thứ 11 trên toàn cầu, tăng lên vững chắc trong 10 năm liền. Đằng sau việc khoa học công nghệ thu được sự tiến bộ to lớn, là kết quả của cả nước Trung Quốc liên tục đầu tư hàng chục năm vào lĩnh vực này, sự đột phá về cải cách thể chế khoa học công nghệ, văn hoá truyền thống coi trọng giáo dục, bề dày văn hoá sáng tạo và lập nghiệp trong nhân dân, chứ không phải là ân huệ do Mỹ dành cho Trung Quốc. 

Có lẽ chính là nguyên nhân này, hai giáo sư của  Đại học Stanford Mỹ mới đây đã viết bức thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ Biden và Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, yêu cầu Mỹ nhanh chóng ký tiếp “Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ Trung – Mỹ” với Trung Quốc, và cho biết, “Mỹ cần ký tiếp Hiệp định này, không phải là vì Trung Quốc muốn ký tiếp, mà vì điều này phù hợp với lợi ích lớn nhất của Mỹ.” Bức thư ngỏ này đã nhận được chữ ký của hơn 1000 nhà khoa học Mỹ. Vừa qua, một cuộc thăm dò có khoảng 2000 nhà khoa học tham gia cũng cho thấy, 93% người được hỏi cho rằng hạn chế hợp tác với Trung Quốc không có lợi cho việc phát triển khoa học, 87% người được hỏi cho rằng Mỹ cần tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Có thể vì làm yên ổn tâm trạng của giới khoa học trong nước, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã bày tỏ một cách mập mờ rằng, đang tìm cách gia hạn 6 tháng “Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ Trung – Mỹ”.

Khoa học công nghệ không biên giới, xã hội loài người luôn phát triển và tiến bộ là bởi các nước chia sẻ kiến thức và công nghệ với nhau, hợp tác khoa học công nghệ toàn cầu là xu thế lớn. Mưu toan cản trở, cắt đứt giao lưu và hợp tác khoa học công nghệ mật thiết giữa Trung – Mỹ không chỉ gây tổn hại cho nước mình, cũng sẽ gây tổn hại cho cả thế giới. Đúng như ông Mihai Macovei, nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Ludwig von Mises Institute Mỹ đã nói: “Trung – Mỹ ‘tách rời khoa học công nghệ’ không có bên thắng, nhưng có nhiều bên thua” .

Biên tập viên:Hạ Vi