Bình luận: Bình đẳng chủng tộc tại Mỹ vẫn là “giấc mơ” xa vời

2023-08-28 14:30:19(GMT+08:00) CGTN
Chia sẻ:

Ngày 28/8/1968, tại bậc thềm trước Nhà tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington, Mỹ, ông Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi đã phát biểu diễn văn “Tôi có một giấc mơ”, kêu gọi phá vỡ hàng rào của chủ nghĩa sắc tộc, “khiến tiếng nói tự do vang lên trên mỗi ngọn núi”, “tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Hiện nay, 60 năm đã trôi qua, giấc mơ về bình đẳng chủng tộc của ông Martin Luther King đã thực hiện chưa? Sự phân biệt đối xử vả thù hận đối với các sắc tộc thiểu số đã giảm chưa?

Ngày 26/8, tại một cửa hàng ở thành phố Jacksonville miền bắc bang Florida, Mỹ đã xảy ra một vụ xả súng, làm 3 người da đen thiệt mạng. Sau khi xảy ra vụ việc, ông Waters, cảnh sát trưởng của thành phố này cho biết, đây là một vụ phạm tội vì thù hận chủng tộc. Theo số liệu của cảnh sát địa phương, kể từ năm 2017 đến nay, nạn nhân trong các vụ giết người dưới 18 tuổi có tới 90,3% là người gốc Phi. Bên cạnh đó, có 90,4% người bị thương trong các vụ xả súng cũng là người da đen. Điều này cũng phản ánh tính nghiêm trọng từ một khía cạnh của phân biệt chủng tộc và thù hận chủng tộc.

Có thể có người cho rằng đây chỉ là số liệu của một thành phố nhỏ của Mỹ, không thể chứng minh điều gì, vậy, chúng ta hãy xem số liệu trong cả nước Mỹ. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Mỹ mới đây công bố báo cáo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người da đen Mỹ bị bắn chết, tấn công bằng súng và bị cảnh sát bắn chết lần lượt gấp 12 lần, 18 lần và gần 3 lần so với người da trắng. Chỉ trong lĩnh vực tư pháp, năm 2022, cảnh sát Mỹ đã bắn chết 1186 người, trong đó người gốc Phi chiếm 26%, nhưng người gốc Phi chỉ chiếm 13% tổng dân số Mỹ. Tờ The New York Times từng đưa tin, đối với nhóm người gốc Phi sống tại Mỹ, xã hội Mỹ có thể nói là “không thân thiện và nguy hiểm”.

Không chỉ là người Mỹ gốc Phi, thổ dân, người gốc Mỹ Latinh và gốc Á cũng bị phân biệt đối xử trong thời gian dài, sự an toàn về tính mạng không thể đảm bảo. Tổ chức phi lợi nhuận “Quỹ người Mỹ gốc Á” mới đây công bố nghiên cứu mới nhất cho thấy, có một nửa người Mỹ gốc Á cho biết cảm thấy không an toàn tại nước này, gần 80% người Mỹ gốc Á hoàn toàn không có cảm giác thuộc về Mỹ, đặc biệt là nữ giới và người gốc Á trẻ, không cảm thấy mình là thuộc về xã hội Mỹ, cũng không cho rằng mình sẽ được xã hội tiếp nhận. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ về cuộc sống chân thực của các sắc tộc thiểu số Mỹ.

Ngoài ra, các sắc tộc thiểu số khó có thể giành được cơ hội như người da trắng trong các lĩnh vực việc làm, giáo dục, thu nhập, v,v, khoảng cách giữa các sắc tộc thiểu số và người da trắng ngày càng lớn hơn. Ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi luôn giữ ở mức cao, gấp khoảng 2 lần người da trắng. So với người da trắng, trẻ em nghèo khó người Mỹ gốc Phi khó có thể làm thay đổi tình hình cuộc sống của mình bởi thiếu cơ hội giáo dục. Theo thống kê, tài sản mà người Mỹ gốc Phi sở hữu chỉ bằng 1/12 của người da trắng, người gốc Mỹ Latinh chỉ bằng 1/11. Các sắc tộc thiểu số bị phân biệt đối xử, bóc lột và bức hại tồn tại mọi lúc mọi nơi trong xã hội Mỹ. “Ung thư chủ nghĩa sắc tộc” đã ăn sâu vào xương tủy của Mỹ. Kể cả cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng than thở, “bị phân biệt đối xử bởi chủng tộc là ‘trạng thái bình thường’ mang tính bi kịch, đau khổ và phẫn nộn của hàng triệu người Mỹ”.

Điều đáng tiếc là, do phân biệt chủng tộc và “chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng” đã ăn sâu bám rễ trong chế độ của Mỹ, cộng thêm các chính khách Mỹ không hành động thậm chí gây trở ngại, trở thành đồng lõa tiếp tay khiến chủ nghĩa sắc tộc bị lây lan, khiến cố tật phân biệt chủng tộc của Mỹ không những không thể chữa khỏi, mà còn ngày càng trầm trọng thêm. Liệu trải qua 60 năm nữa, giấc mơ của ông Martin Luther King có thực hiện được không?

Biên tập viên:Hạ Vi