Bình luận: “NATO nhỏ ở châu Á - Thái Bình Dương” mà Mỹ muốn tạo dựng tất sẽ thất bại

2023-08-21 15:50:06(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 19/8, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc đầu tiên đã bế mạc tại Trại David, khu nghỉ mát của Tổng thống Mỹ. Ba tuyên bố do hội nghị thượng đỉnh này đưa ra đã thổi phồng các vấn đề như hai bờ eo biển Đài Loan, Nam Hải, v.v., bán rao “sự lo lắng về an ninh”, kích động các bên “ứng phó các mối đe dọa”, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Những năm qua, Mỹ đã định nghĩa sai Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh quan trọng nhất” của mình và đã kiềm chế và chèn ép Trung Quốc một cách toàn diện. Sheila A.Smith, nhà nghiên cứu cấp cao về châu Á - Thái Bình Dương tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ chỉ rõ, ẩn ý của các vấn đề như đổi mới công nghệ và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu được thảo luận trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Hàn là Trung Quốc.

Vậy, hội nghị thượng đỉnh lần này có thực sự giúp Mỹ đạt được mục tiêu xây dựng một “NATO nhỏ ở châu Á” không?

Từ góc độ của bản thân văn kiện thành quả, theo thông tin trên trang web của Nhà Trắng, thành quả chủ yếu bao gồm thiết lập cơ chế tham vấn, tăng cường hợp tác an ninh, sâu sắc hợp tác kinh tế và kỹ thuật, mở rộng hợp tác phi chính phủ và y tế toàn cầu, v.v. Xem ra có rất nhiều ý tưởng, nhưng thực ra lại thiếu đường lối và kế hoạch cụ thể.

Xét từ góc độ quan hệ giữa các nước tham gia, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là đồng minh của Mỹ, trên thực tế mỗi bên đều có suy nghĩ riêng, giữa ba nước tồn tại những mâu thuẫn khó điều chỉnh.

Đối với Nhật Bản, nước này muốn thoát khỏi xiềng xích của “Hiến pháp hòa bình”, thực hiện “giấc mơ cường quốc quân sự” bằng cách xây dựng “NATO nhỏ ở châu Á - Thái Bình Dương”, nhưng nước này buộc phải cân nhắc mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Một mực đối đầu với Trung Quốc một cách mù quáng không phù hợp lợi ích của Nhật Bản.

Đối với Hàn Quốc, nước này hy vọng dựa vào đồng minh ba nước để trở thành cái gọi là “quốc gia trung tâm toàn cầu”, nhưng mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn là một “mảng yếu” trong mối quan hệ ba bên.

Ngoài ra còn có những bất đồng giữa Mỹ và Hàn Quốc. “Đạo luật khoa học và chip” và “Đạo luật giảm lạm phát” được Mỹ thông qua đã có tác động lớn đến ngành công nghiệp phương tiện năng lượng mới và chất bán dẫn của Hàn Quốc, những ngành này là huyết mạch của nền kinh tế Hàn Quốc.

Quan trọng hơn, bề ngoài Hội nghị Thượng đỉnh Trại David giữa Mỹ - Nhật - Hàn nói về hợp tác, nhưng thực chất nhằm tạo ra khủng hoảng ở châu Á - Thái Bình Dương, tất sẽ bị các nước trong khu vực phản đối kịch liệt.

Mỹ đã mở cuộc xây dựng “NATO nhỏ ở châu Á - Thái Bình Dương”, nhưng kế hoạch này tất sẽ thất bại. Bởi vì cách làm này trái với những yêu sách cơ bản của người dân trong khu vực về hòa bình và phát triển. Người dân ở các quốc gia và khu vực yêu chuộng hòa bình sẽ kiên quyết chống lại bất kỳ “nhóm nhỏ” nào gây chia rẽ và đối đầu.

Biên tập viên:La Thành