Ngành ngân hàng Mỹ bị bật đèn đỏ, “khi nào mới biết rút kinh nghiệm”

2023-08-11 15:28:22(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế lớn là Moody's ngày 7/8 đã hạ thấp mức tín dụng của 10 ngân hàng vừa và nhỏ của Mỹ. Báo cáo của Moody's nêu rõ, ngành ngân hàng Mỹ đứng trước “nhiều sức ép”, trong đó “khó huy động vốn” là nguy cơ sống còn mà hàng loạt ngân hàng Mỹ gặp phải.

Kể từ năm 2022 đến nay, để ứng phó lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, dẫn đến sự sụt giá của các tài sản trong đó có trái phiếu Mỹ mà ngân hàng sở hữu, sự vận hành của ngân hàng đứng trước sức ép cực lớn. Theo con số của Công ty bảo hiểm tiết kiệm liên bang Mỹ, tính đến cuối năm 2022, tổng kim ngạch thiệt hại trên mặt tài khoản của trái phiếu mà ngân hàng Mỹ sở hữu lên tới khoảng 620 tỷ USD.

Bên cạnh đó, vấn đề giám sát quản lý đã làm gay gắt thêm rủi ro của ngành ngân hàng Mỹ. Chịu sự ảnh hưởng của lợi ích phe phái và sự vận động của các ngân hàng nhỏ, năm 2018, Mỹ đã đưa ra một đạo luật khiến 25 ngân hàng Mỹ không còn chấp nhận giám sát quản lý nghiêm ngặt. Ngân hàng Cộng hòa số 1 bị phá sản trong tháng 5 năm nay chính là một trong những “con cá lọt lưới” năm đó.

Các nhà phân tích cho rằng, từ trái phiếu Mỹ tùy ý bành trướng, đến chính sách lãi suất “tăng mạnh giảm mạnh” và khủng hoảng ngành ngân hàng, đều là kết quả của việc Mỹ lâu nay tùy tiện làm bừa, bội chi tín dụng USD. Đây cũng là lý do tại sao trái phiếu Mỹ từng là “tài sản tránh rủi ro” biến thành nguồn gốc rủi ro.

Báo cáo Moody's nêu rõ, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái ôn hòa vào đầu năm 2024, rủi ro ngành ngân hàng có thể tiếp tục mở rộng. Những người nắm quyền ở Mỹ có thể thực sự rút kinh nghiệm hay sao?

Biên tập viên:Hạ Vi