Bình luận: Cách làm ép buộc nước khác gây đối đầu không mang lại sự phát triển cũng không được lòng người

2023-08-03 14:24:36(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã thăm các quốc đảo Nam Thái Bình Dương. Đây là lần thứ 3 ông Blinken thăm những nước này kể từ khi nhậm chức đến nay. Như các lần trước, ông Blinken trong khi đến những nước này một mặt cực lực bôi nhọ Trung Quốc, gây chia rẽ quan hệ giữa những nước này với Trung Quốc, mặt khác lại tăng cường sự ảnh hưởng chính trị và lôi kéo các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, kích động những nước này “chọn bên”. Song những hành động và lời nói của ông Blinken không những không nhận được sự hưởng ứng của các quốc đảo, trái lại đã bị hụt hẫng.

Tại Tonga, ông Blinken cho biết cùng với việc Trung Quốc không ngừng tham gia sâu rộng vào công việc của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, một số hành động của Trung Quốc ngày càng “có vấn đề”, cần cảnh giác “viện trợ mang tính cướp đoạt” của Trung Quốc, bởi vì những viện trợ này luôn “kèm theo nhiều điệu kiện”. Nhưng trước việc ông Blinken thổi phồng mối đe doạ từ Trung Quốc, Thủ tướng Tonga Sovaleni đã thẳng thắn “không lo ngại mối quan hệ với Trung Quốc”. Không những vậy, một số phương tiện truyền thông Mỹ còn phát hiện, tại Tonga, nguyên tố Trung Quốc có khắp mọi nơi, kể cả toà nhà mà ông Blinken và Thủ tướng Tonga tổ chức họp báo cũng là do doanh nghiệp Trung Quốc viện trợ xây dựng.

Ngoài ra, trong thời gian ông Blinken thăm các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, Thủ tướng Papua New Guinea cho biết sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc, “Mỹ không thể lấy Papua New Guinea làm bàn đạp tấn công”. Ngoại trưởng New Zealand cũng công khai từ chối gia nhập nhóm AUKUS (Liên minh ba nước Mỹ, Anh, Australia), cho biết “đây là câu lạc bộ mà các nước cần ‘bán linh hồn’ mới có thể gia nhập”. Sự trả lời của nhà lãnh đạo các quốc đảo Nam Thái Bình Dương chứng tỏ, hành động bôi nhọ Trung Quốc của ông Blinken không thể nâng cao hình ảnh của Mỹ.

Sự viện trợ hay hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương chưa bao giờ kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào. Lâu nay, Trung Quốc đã thực thi nhiều dự án viện trợ kết hợp với nhu cầu thực tế của địa phương cho các quốc đảo, đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh của địa phương.

Trái lại, Mỹ từng tiến hành hàng chục lần thử nghiệm hạt nhân tại khu vực Nam Thái Bình Dương, còn lấy khu vực này làm bãi đổ rác thải hạt nhân, gây ra thảm hoạ trầm trọng cho người dân các nước trong khu vực. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ hầu như đã từ bỏ khu vực Nam Thái Bình Dương, khiến khu vực này trở thành “nơi bị lãng quên” trên thế giới. Những năm gần đây, thành quả hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc đảo ngày càng nổi bật, rất được Chính phủ và người dân địa phương ủng hộ. Sự thành công này đã gây nên sự lo ngại chính trị của Washington, vì vậy Mỹ đã “trở lại”, nhưng không phải vì sự phát triển và phồn thịnh của khu vực, mà là vì “chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc”.

Không chỉ tại khu vực Nam Thái Bình Dương, cách làm ép buộc nước khác gây đối đầu của Mỹ tại các khu vực khác cũng không được lòng người. Chẳng hạn trong những năm qua, nhiều quan chức cấp cao Mỹ đã nhiều lần đến thăm các nước Đông Nam Á, hơn nữa còn “hứa” sẽ cung cấp nhiều “bánh ga-tô” ngon miệng, nhưng “không chọn bên” vẫn là nguyên tắc cơ bản mà các nước Đông Nam Á nhiều lần nhấn mạnh. Tình hình tại các khu vực châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ Latin, v,v, cũng tương tự. Thậm chí kể cả nước đồng minh của Mỹ cũng không theo chân Mỹ một cách mù quáng.

Hiện nay, tuyệt đại đa số nước trên thế giới đều mong có được môi trường quốc tế hoà bình, ổn định và có thể dự báo, để tập trung phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện dân sinh của nước mình. Nhưng một số chính khách Mỹ lại luôn say mê vào việc chèn ép, bắt buộc nước khác gây ra xung đột và đối đầu, hoàn toàn đi ngược với trào lưu thời đại, tất sẽ không được lòng người.

Biên tập viên:Kiều Quân