Trung Quốc duy trì vị thế động cơ tăng trưởng toàn cầu, vốn đầu tư nước ngoài được hưởng lợi như thế nào từ điều này?

2023-07-18 12:08:32(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Tập đoàn Siemens đã đầu tư 1,1 tỷ Nhân dân tệ vào tài sản cố định mới để xây dựng cơ sở chế tạo thông minh tại Thành Đô, Trung Quốc, chế tạo sản phẩm tự động hóa công nghiệp; dự án pin năng lượng thế hệ 6 của BMW với tổng vốn đầu tư 10 tỷ Nhân dân tệ khởi công toàn diện tại Thẩm Dương; nhà sản xuất vắc xin Mỹ Moderna ký bản ghi nhớ đầu tư tại Trung Quốc, chuẩn bị nghiên cứu phát triển, sản xuất, tiêu thụ dược phẩm mRNA tại Trung Quốc... Kể từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đồng lượt tăng cường đầu tư vào Trung Quốc.

Niềm tin của các nhà đầu tư, được tiếp tục nghiệm chứng trong số liệu kinh tế quốc dân nửa đầu năm 2023 mà chính phủ Trung Quốc công bố ngày 17/7. Theo ước tính sơ bộ, GDP Trung Quốc trong nửa đầu năm nay tăng 5,5% so với cùng kỳ, mức tăng này nhanh hơn các nền kinh tế phát triển chủ chốt trên thế giới, Trung Quốc tiếp tục trở thành động cơ tăng trưởng của toàn cầu.

Đối với vốn đầu tư nước ngoài, điều này trước hết có nghĩa là cơ hội thị trường rộng lớn, là lợi ích thiết thực. Theo ước tính của Cục Quản lý Ngoại hối nhà nước, trong 5 năm qua, tỷ lệ thu lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc là 9,1%, trong khi đó, con số này ở các nước Âu, Mỹ vào khoảng 3%, nền kinh tế mới nổi là 4%-8%. Đây là cân nhắc hàng đầu về đầu tư lập nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, “Trung Quốc cung cấp chỗ dựa quan trọng cho sự vận hành của chuỗi ngành nghề, chuỗi cung ứng toàn cầu”, đã trở thành nhận thức chung của rất nhiều chuyên gia quốc tế.

Tại cuộc triển lãm điện tử tiêu dùng Sao Paulo 2023 diễn ra mới đây, “Trung Quốc chế tạo thông minh” đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của thị trường châu Mỹ Latin. Có người Brazil cho biết, công ty Trung Quốc hiện đã sở hữu công nghệ và sản phẩm hết sức đáng tin cậy, gia đình họ đang sử dụng robot hút bụi, lau nhà do Trung Quốc chế tạo.

Mới đây, cuộc đàm phán về văn bản “Hiệp định tiện lợi hóa đầu tư” của Tổ chức Thương mại thế giới kết thúc. Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc lần lượt có 15 đề xuất chính thức. Theo ước tính của cơ quan hữu quan, hiệp định này nếu có thể có hiệu lực và được thực thi thuận lợi, sẽ mang lại lợi ích tăng trưởng kinh tế vào khoảng 1 nghìn tỷ USD cho toàn cầu.

Cho dù môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp và khắc nghiệt, sự phát triển của kinh tế trong nước cũng đang chịu áp lực, nhưng về cơ bản, chiều hướng tốt trong lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc không thay đổi, đặc điểm là tính dẻo dai mạnh, tiềm năng to lớn, tràn đầy sức sống cũng không thay đổi. Điều này không khó lý giải, cộng đồng quốc tế vì sao chấp thuận rộng rãi quan điểm “đầu tư vào Trung Quốc tức là đầu tư cho tương lai”.

Biên tập viên:Hải Vân