Bình luận: Vừa mới tuyên bố tiêu hủy vũ khí hoá học thì lại cung cấp bom chùm cho nước khác, Mỹ muốn làm gì?

2023-07-12 11:40:13(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Mới đây, Mỹ tuyên bố trước thế giới rằng đã tiêu hủy lô vũ khí hoá học tồn kho cuối cùng của mình, nhưng điều kỳ lạ là, trong cùng ngày Tổng thống Mỹ Baiden tuyên bố thông tin này, Bộ Quốc phòng Mỹ lại tuyên bố sẽ cung cấp bom chùm cho Ukraine. Mỹ, kẻ hiếu chiến và “nhà phát minh cỗ máy giết người” ruốt cuộc muốn làm gì?

Đối với người dân các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, vũ khí hóa học và bom chùm là không xa lạ. Những vũ khí hoá học và bom chùm mà quân Mỹ từng sử dụng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam vẫn đem đến tai họa cho người dân. Theo thống kế, trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng sử dụng nhiều vũ khí hoá học tại các nước Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia, chỉ riêng ở Việt Nam, Mỹ đã phun 80 triệu lít chất độc da cam, gây ra thảm hoạ chất độc hoá học với quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất và hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, khiến 4,8 triệu người Việt Nam bị tổn hại, ít nhất 150 nghìn trẻ em bị dị tật.  Ảnh hưởng của thảm hoạ này kéo dài đến ngày nay, gây ra nỗi đau không thể chữa lành cho vô số gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, trong cuộc chiến tranh này, bom chùm mà Mỹ ném tại các nước Việt Nam, Lào và Campuchia đến nay vẫn còn ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân địa phương. Theo số liệu của chính quyền địa phương, cho dù đã hơn 50 năm, Campuchia vẫn không thể rà phá hết số bom chùm còn sót lại này, còn hơn 80 triệu quả bom chùm còn sót lại tại Lào, chỉ những bom chưa nổ đã làm khoảng 50 nghìn người thiệt mạng.

Mỹ từng tàng trữ nhiều vũ khí hoá học, lượng tàng trữ từng lên tới hơn 30 nghìn tấn, là quốc gia số một thế giới sở hữu vũ khí hoá học. Hiện nay, tuy Mỹ tuyên bố đã tiêu hủy vũ khí hoá học tồn kho, nhưng là nước ký kết “Hiệp ước cấm vũ khí hóa học”, Mỹ lại là nước cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ này, tụt hậu nhiều so với thời hạn tiêu hủy mà Hiệp ước quy định, cản trở nghiệm trọng việc thực hiện mục tiêu “thế giới không vũ khí hóa học” trong Hiệp ước.

Ngay khi thông tin Mỹ cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine được công bố đã lập tức làm dấy lên sự phản đối của các nước trên thế giới và các tổ chức nhân quyền, cho đến nay đã có ít nhất 38 tổ chức nhân quyền công khai phản đối việc cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã kêu gọi Mỹ và Ukraine không sử dụng bom chùm trong cuộc xung đột Nga-Ukraine vì nạn nhân thực sự sẽ là người dân.

Thực ra không chỉ là vũ khí hoá học và bom chùm, Mỹ còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn mạnh nhất thế giới, kiểm soát 336 phòng thí nghiệm sinh học không minh bạch tại 30 nước trên toàn cầu, những kho vũ khí hạt nhân quy mô lớn và phòng thí nghiệm sinh học không minh bạch này như là thanh gươm treo  trên đầu mọi người, khiến thế giới cảm thấy bất an. Nhưng Mỹ chưa bao giờ tiêu hủy những vũ khí hạt nhân này hoặc là loại bỏ cái gọi là nghiên cứu sinh học trước sự nghi ngờ của toàn thế giới. Trái lại, Mỹ còn tiếp tục mở rộng và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và phổ biến vũ khí hạt nhân, tìm mọi cách cản trở việc xây dựng cơ chế giám sát của “Hiệp ước cấm vũ khí sinh học”, từ chối chấp nhận việc giám sát đối với các cơ sở sinh học trong và ngoài nước Mỹ.

Lần này Mỹ tuyên bố hoàn thành việc tiêu hủy vũ khí hóa học tồn kho không có gì đáng “tự hào”, chỉ là hoàn thành nghĩa vụ quốc tế muộn màng; Trong khi đó việc cung cấp bom chùm cho Ukraine là một đáp án khiến thế giới không hài lòng. Hy vọng Mỹ mang lại hoá bình cho thế giới bằng hành động thực tế, chứ không phải là trò hề vì mục đích chính trị.

Biên tập viên:Kiều Quân