Bình luận: Muốn “tiếp tục phát triển” bằng cách quấy nhiễu khu vực châu Á - Thái Bình Dương? NATO đã tính toán sai

2023-07-12 14:40:07(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Từ ngày 11/7 giờ địa phương, Hội nghị Thượng đỉnh NATO đã diễn ra tại Litva. Ngoài chủ đề cốt lõi là tình hình Ukraine, việc các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand tham gia cuộc họp năm thứ hai liên tiếp khiến vấn đề châu Á - Thái Bình Dương hóa của NATO nóng trở lại. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Nhật Bản, do sự phản đối của Pháp, kế hoạch NATO mở văn phòng liên lạc đầu tiên ở châu Á tại Nhật Bản, ban đầu dự kiến sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh đã bị trì hoãn đến sau mùa thu. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng dưới sự lãnh đạo của Mỹ, mục đích mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang châu Á - Thái Bình Dương của NATO sẽ không thay đổi.

Ngay từ tháng 1 năm 2006, Đại sứ Mỹ tại NATO lúc đó Victoria Nuland lần đầu tiên đưa ra chủ trương về “quan hệ đối tác toàn cầu”, mưu toan mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của NATO bằng cách thiết lập cơ chế liên kết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Năm 2022, “Khái niệm chiến lược mới của NATO” lần đầu tiên đề cập đến Trung Quốc, rõ ràng coi Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống”, lấy đây làm cái cớ để đẩy nhanh tiến trình châu Á - Thái Bình Dương hóa.

Trong tiến trình châu Á - Thái Bình Dương hóa của NATO, Nhật Bản đã đóng vai trò dẫn sói vào nhà. Tháng 5/2014, Nhật Bản và NATO đã ký kết “Phương án hợp tác và quan hệ đối tác giữa Nhật Bản - NATO”, nguyên nhân đằng sau không chỉ vì Nhật Bản là một nước bám theo Mỹ, mà còn vì Nhật Bản có tham vọng đi lại con đường hướng tới cường quốc quân sự, muốn tạo đòn bẩy với NATO ở cấp độ phòng thủ.

Thời gian gần đây, nhiều người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức mít tinh phản đối căng thẳng quân sự do NATO gây ra, phản đối kế hoạch châu Á - Thái Bình Dương hóa của NATO. Cựu Thủ tướng Australia Paul John Keating ra tuyên bố chỉ trích “hành động khiêu khích về phía Đông” của NATO tới châu Á đang “xuất khẩu chất độc đấu tranh lẫn nhau sang châu Á”.

Tổng thống Pháp Macron từng cho rằng NATO đã “chết não”, phản đối rõ ràng việc NATO mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản.

Châu Á - Thái Bình Dương là điểm cao hợp tác và phát triển, không phải là bàn cờ để các nước lớn đọ sức. NATO do Mỹ đứng đầu muốn sao chép cái gọi là “kinh nghiệm châu Âu” sang châu Á - Thái Bình Dương, nhưng thực chất là muốn sao chép sự chia rẽ và đối đầu sang châu Á - Thái Bình Dương, người dân trong khu vực sẽ không bao giờ đồng ý.

Biên tập viên:La Thành