Bình luận: Bản chất khát máu “tất cả chỉ vì tiền” của Mỹ

2023-07-05 17:33:57(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Kể từ khi bùng nổ cuộc xung đột Nga - Ukraine, Mỹ một mặt tuyên bố ủng hộ “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine, nhưng mặt khác lại để gã khổng lồ đầu tư của mình chiếm đoạt trắng trợn tài sản cốt lõi của Ukraine, một lần nữa bộc lộ bản chất khát máu “tất cả chỉ vì tiền” của Mỹ trong các vấn đề quốc tế.

Được biết, mới đây, gã khổng lồ đầu tư BlackRock của Mỹ đã thành lập “Quỹ phát triển Ukraine”, theo thỏa thuận, BlackRock chính thức tiếp quản cơ sở hạ tầng năng lượng, lưới điện, đầu tư nông nghiệp và tất cả các doanh nghiệp nhà nước của Ukraine mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho Ukraine. Theo điều kiện của thỏa thuận, BlackRock chỉ cần giúp Ukraine thanh toán hết các khoản nợ, chủ yếu từ Chính phủ Mỹ. Bởi Mỹ đã liên tục cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Đúng như truyền thông Nga đưa tin, Mỹ một mặt bán vũ khí cho Ukraine để “thanh lý hàng tồn kho”, một mặt nuốt chửng tài sản cốt lõi của Ukraine.

Hơn nữa, kiểu “thao tác ăn người” này không phải là trường hợp cá biệt. Trong vài thập kỷ qua, Mỹ đã trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát huyết mạch kinh tế của nhiều quốc gia nhờ công nghệ tiên tiến và sức mạnh hùng hậu. Năm 1915, Mỹ xâm lược Haiti và áp đặt quyền kiểm soát quân sự trong 19 năm. Trong thời kỳ kiểm soát quân sự, vô số của cải Haiti chảy sang Mỹ. Một lượng lớn hàng nông sản của Mỹ tràn vào Haiti theo chính sách ưu đãi gần như không thuế quan, phá hủy cơ cấu nông nghiệp tự cung tự cấp và ngành công nghiệp thực phẩm của Haiti, khiến hàng trăm nghìn nông dân nước này trở nên nghèo khó, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế của đất nước và làm suy yếu  khả năng phát triển độc lập của Haiti. Sau khi Haiti độc lập, Mỹ vẫn nhiều lần can thiệp vào công việc nội bộ của nước này, dẫn đến tình trạng trong nước không ngừng bất ổn và khiến Haiti dần tiến tới nghèo khó, tham nhũng và vô vọng. Ngày nay, Haiti là một trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Mỹ và là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Cùng chung số phận tương tự còn có Iraq. Việc Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq không phải để tìm vũ khí “hủy diệt”, mà nhằm cướp đoạt những tài sản cốt lõi của Iraq như dầu mỏ và vàng. Hồi đó, chính vì Saddam Hussein kêu gọi “tách USD ra khỏi dầu mỏ” mà Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh Iraq trong khi không có sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc với lý do Chính quyền Saddam Hussein sở hữu “vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Thông tin chi tiết gần đây tiết lộ, sau khi quân đội Mỹ chiếm đóng Iraq, các công ty dầu mỏ Mỹ và Anh như Total, Shell, Exxon Mobil, v.v., đã trực tiếp mua lại quyền khai thác dầu mỏ của Iraq. Theo thống kê, kể từ khi cuộc chiến tranh Iraq, Mỹ đã cướp đoạt quyền khai thác tài nguyên vàng và dầu khổng lồ từ Iraq, trị giá hơn 20 nghìn tỷ USD, tương đương với chi phí quân sự của quân đội Mỹ trong 30 năm, bằng GDP cả năm 2020 của Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người của Iraq từng cao tới 8.000 USD, từng được coi là quốc gia giàu có nhất Trung Đông nhưng nước này đã trở nên xác xơ  chỉ sau 28 ngày chiến tranh.

Tất cả những gì Mỹ hô hào là chính nghĩa, tất cả những gì Mỹ nghĩ chỉ có lợi ích. Mục đích mà Mỹ nhúng tay vào các vấn đề quốc tế hoàn toàn không phải là chủ nghĩa quốc tế, chứ đừng nói đến đạo đức và chính nghĩa, một khi chiếm được lợi ích mà mình cần thì những gì Mỹ để lại cho các quốc gia này là nền kinh tế kiệt quệ cùng những cảnh hoang tàn với những tiếng khóc nức nở trong cảnh cửa tan nhà nát, vợ con ly tán.

Biên tập viên:La Thành