Bình luận: Đập tan những tin đồn của Mỹ bằng hành động thực tế

2023-06-28 16:56:59(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Những năm gần đây, Mỹ luôn mưu toan lôi kéo các nước phương Tây thậm chí những nước không phải phương Tây “tách rời” Trung Quốc, dùng  bá quyền dư luận để tung những tin đồn về “thuyết Trung Quốc bế quan toả cảng”, “thuyết đe doạ từ Trung Quốc” v,v, , làm rối loạn lòng người trong và ngoài nước Trung Quốc. Nhưng mở cửa với bên ngoài là quốc sách của Trung Quốc, phát triển hoà bình là nguyên tắc của Trung Quốc, từ chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc đến Diễn đàn Davos mùa hè Thiên Tân, Trung Quốc đã đập tan những tin đồn của Mỹ bằng hành động thực tế.

Tuần trước, trong chuyến thăm châu Âu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã trao đổi sâu rộng với nhà lãnh đạo hai nước Đức và Pháp cũng như các chuyên gia trong giới chính trị và kinh tế, đồng thời cùng với  hơn 60 nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và người đứng đầu các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp ước tài chính Toàn cầu mới. Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh, cho dù tình hình quốc tế biến đổi ra sao, Trung Quốc đều kiên định thúc đẩy việc phát triển chất lượng cao, mở rộng cánh cửa với bên ngoài trình độ cao, kết nối quy tắc kinh tế – thương mại quốc tế tiêu chuẩn cao, để các nước trên thế giới được chia sẻ cơ hội phát triển của Trung Quốc; Tuần này, tại lễ khai mạc Diễn đàn Davos mùa hè lần thứ 14 diễn ra tại Thiên Tân, Thủ tướng Lý Cường một lần nữa nhấn mạnh, kinh tế Trung Quốc phát triển đến ngày hôm nay, đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, Trung Quốc đã phát triển bản thân trong quá trình toàn cầu hoá, cũng trở thành lực lượng kiên định nhất bảo vệ toàn cầu hoá. Chỉ trong hai tuần ngắn ngủi, tại các trường hợp khác nhau, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra tín hiệu tích cực về việc Trung Quốc kiên định mở cửa với bên ngoài, ủng hộ toàn cầu hoá kinh tế, lấy hợp tác thúc đẩy phát triển.

Trên thực tế, trong hàng nghìn năm qua, Trung Quốc chưa bao giờ làm gián đoạn giao lưu thương mại bình thường và hợp pháp với các nước. Từ Con đường Tơ lụa trên bộ đời nhà Hán, Con đường Tư lụa trên biển đời nhà Đường đến chuyến đi của  Trịnh Hoà đến Tây Dương đời nhà Minh, lại đến “Vành đai và Con đường” ngày nay, Trung Quốc mang đến cho các nước là hàng hoá phong phú đa dạng và cơ sở hạ tầng, chứ không phải là súng đạn, là sự phát triển chứ không phải là rối loạn. Số liệu cho thấy, trong một thời gian khá dài, tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới vượt quá 30%, luôn là động cơ lớn nhất cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Trong quá trình cùng phát triển với các nước, Trung Quốc thực hiện nghiêm cam kết khi gia nhập WTO, chủ động mở cửa thị trường với thế giới, cùng chia sẻ cơ hội phát triển với thế giới, đã trở thành đối tác thương mại chính của hơn 140 nước và vùng lãnh thổ. Trong quá trình phát triển, Trung Quốc không những cải thiện mức sống của người dân nước mình, mà con cung cấp nhiều sản phẩm giá rẻ và chất lượng cao cho người dân các nước, đã phát huy vai trò “hòn đá tảng” và nguồn động lực vào việc thúc đẩy thương mại tự do quốc tế, ổn định tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Kể từ đầu năm nay, Tổng giám đốc của các công ty xuyên quốc gia như Apple, Bosch, Tesla, v,v, đã đồng loạt đến Trung Quốc khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp vốn nước ngoài đều tràn đầy lòng tin đối với triển vọng phát triển của kinh tế Trung Quốc, cho biết sẽ tiếp tục thâm nhập thị trường Trung Quốc, đầu tư vào Trung Quốc. Chỉ trong tháng 1 đến tháng 5, số doanh nghiệp vốn nước ngoài mới thành lập tại Trung Quốc đã lên tới 18.532, tăng 38,3% so với cùng kỳ. Đằng sau việc Trung Quốc trở thành điểm nóng của đầu tư nước ngoài là sức hấp dẫn của một thị trường lớn không ngừng được mở cửa. Theo “Báo cáo mở cửa thế giới 2022”, cho dù chỉ số mở cửa thế giới lao dốc, nhưng chỉ số mở cửa của Trung Quốc đã tăng trưởng, ngược với xu hướng, trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế.

Hiện nay, kinh tế thế giới trải qua phát triển của toàn cầu hoá, từ lâu đã trong tôi có bạn, trong bạn có tôi. Các nước phối hợp với nhau, bổ trợ lẫn nhau là yêu cầu khách quan của việc phát triển sức sản xuất, cũng là trào lưu lịch sử không thể đảo ngược. Như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi tiếp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã nói, đứng trước tình hình quốc tế diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt, “Hai nước Trung - Việt thường xuyên qua lại lẫn nhau như đi thăm họ hàng là truyền thống tốt đẹp”. Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước trên thế giới chung tay hợp tác, cùng mưu cầu phát triển, tiếp thêm sự ổn định cho thế giới biến động khôn lường này.

Biên tập viên:Hạ Vi