Quan chức Mỹ thay phiên nhau ra trận, không ngăn cản nổi nhịp bước hòa giải của Trung Đông

2023-06-08 11:39:05(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Quan chức cấp cao Mỹ lại đến Saudi Arabia, lần này là Ngoại trưởng Antony Blinken. Hãng Reuters cho rằng, Mỹ mong có thể ổn định quan hệ với nước đồng minh Saudi Arabia.

Trong cùng một ngày Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Saudi Arabia, Trung Đông xảy ra hai sự kiện lớn: một là Đại sứ quán Iran tại Saudi Arabia mở cửa trở lại. Sự kiện khác là Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã tiếp Tổng thống Venezuela Maduro đến thăm.

Trung Đông hiện nay, đang tiến hành “bắt tay giảng hòa” dưới sự dẫn dắt của việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran. Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ nâng cấp quan hệ ngoại giao, Xy-ri trở lại Liên đoàn Arab, quan hệ giữa Iran với các nước trong đó có Jordan ấm trở lại... một Trung Đông ngày càng đoàn kết tự chủ đang được hình thành.

Tín nhiệm không phải có thể tan giã trong một ngày. Kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ II, nhằm duy trì bá quyền, Mỹ lâu nay sắp đặt rối loạn, kích động đối đầu tại khu vực Trung Đông, trở thành “vua phá hoại hàng đầu” của khu vực Trung Đông. “Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Arab” năm 2022 triển khai một cuộc điều tra dân ý đối với 14 nước Arab cho thấy, 78% người được hỏi cho rằng mối đe dọa lớn nhất và nguồn gốc không ổn định của khu vực Trung Đông là Mỹ.

Xem ra sắp trở thành vai trò không được hoan nghênh nhất của Trung Đông, Mỹ không cam tâm. Tuy nhiên, sự sắp xếp ngoại giao nhiều đến thế nào cũng khó có thể thay đổi “xu thế” lớn hòa giải ở Trung Đông. Nguyên nhân gốc là ở, chính sách Trung Đông “lôi một bè đánh một phái” của Mỹ sai lệch nghiêm trọng với nhu cầu tìm kiếm đoàn kết hợp tác của các nước Trung Đông hiện nay. Chả trách các nhân sĩ phân tích cho rằng, cho dù là Tổng thống Biden đến đây cũng không ăn thua gì. “Làn sóng hòa giải” đang dâng trào ở Trung Đông đã nghiệm chứng cách nhìn của học giả Mỹ Gregory Gause: thời đại Mỹ độc quyền ở Trung Đông đã chấm dứt.

Biên tập viên:Hạ Vi