Bình luận: Kể cả trẻ em cũng không muốn bảo vệ, cái cọi là “nhân quyền” của Mỹ ở đâu?

2023-05-31 23:18:49(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Ngày 1/6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Trẻ em là hy vọng và tương lai, là nhóm yếu thế cần được bảo vệ. Nhưng tại Mỹ, trẻ em lại trở thành nạn nhân trực tiếp nhất và dễ bị tổn thương nhất của những hành động vi phạm nhân quyền như bạo lực súng đạn, cưỡng bức lao động, phân biệt chủng tộc ...

Trong những ngày qua, nhiều địa phương ở Mỹ đã xảy ra nhiều vụ nổ súng với quy mô lớn, khiến hàng chục người thương vong, trong đó có nhiều người là trẻ vị thành niên. Theo tờ “The Washington Post” (Mỹ), năm 2022 Mỹ có hơn 5.800 trẻ em dưới 18 tuổi bị thương hoặc bị chết bởi bạo lực súng đạn. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng thừa nhận: “Bạo lực súng đạn đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em Mỹ, số trẻ em chết bởi súng đạn còn nhiều hơn tai nạn ô tô và ung thư.” Nhưng vì sự tranh giành giữa hai đảng phái, sự cản trở của các nhóm lợi ích, tiến trình lập pháp tăng cường giám sát và quản lý súng đạn cũng như kiểm soát bạo lực súng đạn hầu như giậm chân tại chỗ trong hàng chục năm qua, khiến bạo lực súng đạn trở thành “cơn ác mộng tồi tệ nhất” của người dân Mỹ trong có đó đông đảo trẻ em và thanh thiếu niên.

Ngoài quyền sống bị đe dọa bất cứ lúc nào, tại Mỹ, nhiều trẻ em đang bị cưỡng bước lao động khiến mọi người dựng tóc gáy. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ, Mỹ hiện có khoảng 500 nghìn lao động trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp, nhiều trẻ em bắt đầu làm việc từ 8 tuổi, thời gian làm việc lên tới 72 giờ mỗi tuần Tháng 2 năm nay, tờ “The New York Times” cũng có bài viết vạch trần sự thật các nhà máy Mỹ sử dụng lao động trẻ em di cư bất hợp pháp và cưỡng bức lao động. Thay vì ứng phó tích cực với nạn sử dụng lao động trẻ em trái phép ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Mỹ còn bật đèn xanh cho việc hợp pháp hoá sử dụng lao động trẻ em. Báo cáo điều tra do Viện nghiên cứu chính sách Mỹ công bố vào tháng 3 năm nay cho thấy, Mỹ đã có ít nhất 10 bang đã thông qua hoặc đang đưa ra dự luật giảm nhẹ việc bảo vệ lao động trẻ em.

Việc phận biệt chủng tộc thâm căn cố đế của Mỹ cũng không buông tha cho trẻ em. Trong lịch sử, vì đồng hoá trẻ em thổ dân, Chính phủ Liên bang Mỹ đã áp dụng một loạt biện pháp, cưỡng bức trẻ em thổ dân tách rời với gia đình, cấm ngôn ngữ, tôn giáo, văn hoá và phong tục tập quán của thổ dân, khiến nhiều trẻ em thổ dân bị chết. Hơn một trăm năm đã qua đi, sự phân biệt đối xử các sắc tộc thiểu số trong đó có thổ dân da đỏ vẫn không thay đổi. Số liệu cho thấy, tỷ lệ bị phân biệt đối xử của trẻ em thổ dân Mỹ đã từ tăng từ mức 10,8% của năm 2016 lên tới 15,7% của năm 2020, tỷ lệ bị phân biệt đối xử của trẻ em người da đen đã tăng từ mức 9,69% của năm 2018 lên tới 15,04% của năm 2020. Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ nêu rõ, số ca tử vong bởi dịch Covid-19 có sự chênh lệch lớn về chủng tộc, tỷ lệ trẻ em các sắc tộc thiểu số chiếm tới 65% “trẻ mồ côi vì dịch Covid-19” tại Mỹ. Không những vậy, tỷ lệ trẻ em các sắc tộc thiểu số bị nghèo đói,  bất bình đẳng giáo dục và sự bất công tư pháp cũng cao hơn nhiều so với trẻ em người da trắng.

Danh sách tiêu cực trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi trẻ em tại Mỹ còn rất nhiều. Ví dụ, Mỹ vẫn cho phép trừng phạt thể xác trẻ em, Mỹ là nước duy nhất trong số các nước có thu nhập cao không cho phụ nữ mang thai được hưởng lương trong thời gian nghỉ thai sản, vấn đề khiêu dâm trẻ em và mại dâm trẻ em vẫn đang tràn lan tại nước Mỹ, v,v.. Mỹ luôn lải nhải hai chữ “nhân quyền” nhưng lại là nước duy nhất trên thế giới không phê chuẩn “Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em”.

Là nước siêu cường duy nhất trên thế giới, vấn đề nhân quyền của trẻ em Mỹ lại nghiêm trọng đến mức Quỹ bảo vệ trẻ em Mỹ gọi đó là “Nỗi ô nhục đạo đức lớn nhất” của nước này. Mọi người cũng không thể không đặt câu hỏi cho “thầy dạy nhân quyền”: Cái gọi là “nhân quyền” của Mỹ rốt cuộc ở đâu?

Biên tập viên:Duy Hoa