Mỹ nên đúc rút từ trí tuệ của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khi cư xử với Trung Quốc

2023-05-29 11:43:16(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Là Ngoại trưởng thu hút quan tâm nhiều nhất trong lịch sử Mỹ, Tiến sĩ Henry Kissinger vừa tròn 100 tuổi. Trước đó, tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã gặp ông, gửi lời chúc mừng từ bên Trung Quốc tới ông nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100. Điều này đã thể hiện truyền thống trọng tình trọng nghĩa trong nền văn hóa Trung Hoa, cũng thể hiện sự ca ngợi và kính trọng đối với “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc” trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ Trung – Mỹ.

Năm 1971, ông Kissinger cùng nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thúc đẩy hai quốc gia có tình hình đất nước khác nhau thực hiện bình thường hóa quan hệ, cho đến nay hành động đầy sáng tạo này vẫn gây ảnh hưởng quan trọng đến hai nước Trung Quốc và Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Sau hơn 50 năm, chính sách về Mỹ của Trung Quốc duy trì tính liên tục và ổn định, nhưng vì có sự nhận thức sai lầm về Trung Quốc, những năm qua, Mỹ đã cố tình coi Trung Quốc là đối thủ chủ yếu nhất và thách thức lâu dài, dẫn đến quan hệ Trung – Mỹ đi lệch hướng, cũng khiến thế giới rơi vào nỗi bất an.

Khi quan hệ Trung – Mỹ lại một lần nữa đứng trước ngã tư đường, các nhà hoạch định ở Nhà Trắng đích thực có sự cần thiết phải học tập và đúc rút từ kinh nghiệm trong công tác đối ngoại của cụ ông 100 tuổi này.

Trước hết, nên lý giải lợi ích quốc gia Mỹ một cách lý tính và chú trọng thực tế với góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực. Ông Kissinger chủ trương tiếp xúc và hợp tác với Trung Quốc, thiết lập quan hệ Trung – Mỹ dựa trên cơ sở cùng có lợi, và cho rằng làm như vậy phù hợp với lợi ích của Mỹ.

Hiển nhiên, điều mà chính khách Mỹ trước tiên nên học tập là lý giải đúng đắn lợi ích quốc gia của Mỹ, nhận thức đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia không có nghĩa là thù địch với Trung Quốc và chèn ép không gian phát triển của Trung Quốc. Tiến sĩ Kissinger đã nêu gương về mặt này.

Thứ hai, nên giữ tinh thần chuyên nghiệp, thúc đẩy chiến lược công tác đối ngoại của Mỹ một cách thuần túy hơn, chứ không phải vì tư lợi. Bất kể là thúc đẩy Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, hay thực hiện chuyến công du “con thoi” tới các nước Trung Đông, nhiều hoạt động ngoại giao của ông Kissinger đã thể hiện tố chất của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nỗ lực tránh xen kẽ đấu đá giữa hai đảng trong nước Mỹ và tư lợi. Về mặt này, một số chính khách Mỹ thiếu tố chất chuyên nghiệp của ông Kissinger, cũng cần bổ khuyết gấp.

Ngoài ra, chính khách Mỹ còn phải có tầm nhìn xa, thúc đẩy chiến lược đối ngoại bằng phương thức chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Khi trả lời phỏng vấn trước thềm sinh nhật lần thứ 100, ông Kissinger một lần nữa chỉ rõ, vận mệnh của nhân loại quyết định bởi hai nước Mỹ và Trung Quốc có cư xử hòa bình hay không, và đề nghị chính khách Mỹ nên suy xét nghiêm túc mối lo âu của Trung Quốc.

Lịch sử là sách giáo khoa tốt nhất. Nửa thế kỷ trước, Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau, đã mang đến sự gợi ý và tham khảo cho xử lý quan hệ Trung – Mỹ hiện nay.

Mong Mỹ đúc rút từ trí tuệ của nhà chính trị tiền bối, quay trở lại chính sách lý tính và chú trọng thực tế đối với Trung Quốc, quay trở lại quỹ đạo đúng đắn của ba Thông cáo chung Trung – Mỹ. Làm như vậy phù hợp với lợi ích của hai nước, cũng phù hợp với lợi ích của thế giới. Có lẽ đây mới là món quà sinh nhật mà cụ ông Kissinger 100 tuổi mong chờ nhất.

Biên tập viên:Vũ Minh