“Ai đang cưỡng bức kinh tế”? Hãy nhìn những gì Mỹ đã làm

2023-05-15 17:00:33(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Mới đây, khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen kêu gọi áp dụng “hành động phối hợp” để phản đối cái gọi là “cưỡng bức kinh tế” từ Trung Quốc. Đây là vừa đánh trống, vừa la làng. Ai là cao thủ cưỡng bức kinh tế, ai mới nạn nhân, sự thật là minh chứng tốt nhất.

Năm 1971, giáo sư Alexander  George của Đại học Stanford (Mỹ) lần đầu tiên đề xuất khái niệm “ngoại giao cưỡng bức”, dùng để khái quát chính sách của Mỹ đối với Lào, Cu ba, Việt Nam. Cốt lõi của khái niệm này, tức là Mỹ dựa vào đe dọa bằng vũ lực, cô lập chính trị, trừng phạt kinh tế, phong tỏa công nghệ v.v. để cưỡng bức nước khác thay đổi theo yêu cầu của Mỹ, nhằm duy trì bá quyền của Mỹ ở mức độ tối đa.

Giới bên ngoài nhận ra rằng, báo chí Mỹ gần đây không ngừng tung tin nói rằng, Mỹ sẽ tuyên bố quy tắc hạn chế đầu tư chưa từng có vào Trung Quốc vào thời điểm trước và sau Hội nghị Thượng đỉnh G7, đề cập đến lĩnh vực công nghệ cao trong đó có chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử v.v. Nếu thông tin có thật, đây lại là một bằng chứng về Mỹ tiến hành cưỡng bức kinh tế đối với Trung Quốc, kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

Mỹ nặn ra các cớ để chèn ép doanh nghiệp công nghệ cao Trung Quốc có sức cạnh tranh quốc tế, đã đưa hơn 1000 doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách trừng phạt. Ở góc độ toàn cầu, Mỹ đến nay đã áp dụng trừng phạt kinh tế đơn phương đối với gần 40 nước trên thế giới, gần một nửa dân số toàn cầu bị ảnh hưởng.

Tiến hành cưỡng bức kinh tế, ngay cả các nước đồng minh cũng không bỏ qua. Nhìn từ lịch sử, các doanh nghiệp thuộc nước đồng minh của Mỹ trong đó có Toshiba của Nhật, Siemens của Đức, Alstom của Pháp v.v, phàm ai thách đố lợi ích của Mỹ, không ngoại lệ sẽ bị Mỹ chèn ép.

Biên tập viên:Hải Vân