Bình luận: Mỹ: “đại ca” của giới tin tặc

2023-05-04 17:17:00(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Mới đây, một bản báo cáo điều tra về Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lợi dụng mạng Internet tấn công nước khác một lần nữa chứng thực Mỹ mới là “đại ca” của giới tin tặc.

Bản báo cáo mới nhất này do Trung tâm ứng phó khẩn cấp virus quốc gia Trung Quốc và Công ty An ninh mạng 360 vừa công bố vào ngày 4/5, báo cáo đã đi sâu phân tích toàn diện các hoạt tấn công ăn cắp dữ liệu và những nguy hại thực tế có liên quan của CIA, vạch trần CIA xây dựng mạng “cương thi” và mạng lưới bàn đạp tấn công tại các nơi trên thế giới, thực hiện các hành động xâm nhập và tấn công theo từng giai đoạn đối với máy chủ mạng, các thiết bị đầu cuối, bộ chuyển mạch (Switch), Bộ định tuyến (Router) cũng như các thiết bị điều khiển công nghiệp.

Kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay, sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet đã tạo cơ hội mới cho CIA tiến hành các hoạt động thâm nhập, lật đổ, phá hoại và  gây rối, Mỹ đã khiến các cơ quan và cá nhân sử dụng các thiết bị mạng và phần mềm Internet tại các nơi trên thế giới trở thành “điệp viên” bù nhìn của CIA. Điều tra cho thấy, những “cuộc cách mạng màu” không thành công như “Cách mạng Cam” năm 2014 ở Ukraine, “Cách mạng hoa Hướng dương” ở Đài Loan, Trung Quốc, “Cách mạng Nghệ tây” ở Myanmar năm 2007, “Cách mạng Xanh” ở Iran năm 2009 ... đều có bóng dáng của các cơ quan tình báo Mỹ. Theo thống kê, trong hàng chục năm qua, CIA ít nhất lật đổ hoặc mưu toan lật đổ hơn 50 Chính phủ hợp pháp của nước khác, gây ra tình trạng rối loạn tại những nước liên quan.

Điều càng khiến mọi người kinh ngạc là, lâu nay, nhằm đạt được mục đích thu thập thông tin tình báo cho Chính phủ và quân đội Mỹ, các cơ quan tình báo Mỹ đã phát động tấn công mạng quy mô lớn đối với các nước trên toàn cầu, thậm chí không bỏ qua cả các đồng minh và người dân nước mình. Theo thống kê, từ năm 2016 đến năm 2019, có 40% đến 75% các vụ tấn công mạng trên toàn cầu được phát động từ lãnh thổ Mỹ. Năm 2013, vụ “PRISM” do ông Snowden phanh phui đã khiến cộng đồng quốc tế chứng kiến hành động ngang ngược làm mưa làm gió của Mỹ trong không gian mạng. Năm 2021, truyền thông Đan Mạch đã phanh phui Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ lợi dụng quan hệ hợp tác với cơ quan an ninh Đan Mạch, nghe lén các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của các nước châu Âu, trong đó có cựu Thủ tướng Đức Merkel. Số liệu do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ công bố cho thấy, trong vòng 30 ngày, cơ quan này từng đánh cắp từ xa 97 tỷ dữ liệu Internet và nghe lén 124 tỷ cuộc gọi trên toàn cầu. Mới đây, Trung tâm Pháp luật riêng tư và công nghệ thuộc Đại học Georgetown của Mỹ công bố một bản báo cáo cho thấy, mạng lưới giám sát của Cơ quan di trú và hải quan Mỹ (ICE) có thể giám sát đa số người đang sinh sống tại Mỹ, hơn nữa không cần xin phép.

Điều đáng chú ý là, sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga – Ukraine, cựu Ngoại trưởng  Mỹ Hillary khi trả lời phỏng vấn báo chí đã công khai kích động Mỹ phát động tấn công mạng nhằm vào Nga, cho biết “Mỹ từng làm như vậy trong thời gian diễn ra Mùa xuân Arab, Mỹ cần nỗ lực làm lại như vậy trên mạng” ... Thảo nào Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova chỉ trích hành động nghe lén và đánh cắp của Mỹ trên toàn cầu có lẽ “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, “sự thật khủng khiếp hơn nhiều so với mọi người nhìn thấy”.

Mỹ luôn đổ lỗi cho Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng trong khi không có bất cứ bằng chứng nào, thực ra Mỹ mới là nước giám sát viễn thông toàn cầu, coi không gian mạng là lãnh thổ riêng của mình, muốn làm gì thì làm.

Biên tập viên:Kiều Quân