Đối thoại với chuyên gia nghiên cứu quyền con người Việt Nam: Đi một con đường phát triển nhân quyền phù hợp tình hình nước mình là điều rất quan trọng
Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là sự nghiệp chung của cả nhân loại. Vậy làm thế nào để đảm bảo và cải thiện quyền con người, nhất là bảo đảm an sinh xã hội cho tất cả các nhóm, các giai tầng xã hội trong quản lý, phát triển xã hội, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, với quan điểm phát triển bao trùm, phát triển bền vững “không ai bị bỏ lại phía sau”. Đây là vấn đề quan tâm chung mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt, cũng là vấn đề mà các chuyên gia học giả hai nước Trung-Việt cùng quan tâm.
PGS. TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam
Đứng trước câu hỏi này, PGS. TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam cho biết, hai nước Việt - Trung đều kiên trì quan điểm nhân quyền “lấy con người làm trung tâm”, kiên trì kết hợp giữa tính phổ quát của nhân quyền gắn với tình hình, điều kiện thực tế của nước mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hai nước đều đã có những thành công đề ra một con đường phát triển nhân quyền thuận theo trào lưu thời đại và phù hợp với tình hình của bản thân nước mình.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng nêu rõ: “Đảm bảo nhân quyền không có tốt nhất, chỉ có tốt hơn, các nước đều có quyền tự chủ lựa chọn con đường phát triển nhân quyền, các nền văn minh khác nhau, các nước khác nhau đều phải tôn trọng lẫn nhau, bao trùm lẫn nhau, giao lưu lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau.” Ông Tường Duy Kiên bày tỏ chấp nhận về vấn đề này, ông nêu rõ, các nước trên thế giới có tình hình khác nhau về văn hoá, lịch sử, về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, vì vậy các nước phải căn cứ theo tình hình thực tế và nhu cầu của mình, tìm một con đường phát triển nhân quyền phù hợp tình hình nước mình, “Hai nước Việt - Trung đều không có sao chép máy móc mô hình chế độ nước khác, đều nhấn mạnh tư tưởng phát triển ‘lấy dân làm gốc’, tự chủ lựa chọn con đường phát triển nhân quyền phù hợp tình hình nước mình”.
Là chuyên gia nghiên cứu quyền con người nổi tiếng Việt Nam, PGS. TS Tường Duy Kiên rất quan tâm tiến triển phát triển nhân quyền Trung Quốc, nước láng giềng xã hội chủ nghĩa. Ông nói, Trung Quốc là nước lớn xã hội chủ nghĩa đang phát triển, dân số luôn đứng đầu thế giới trong nhiều năm, nhiệm vụ phát triển đang đối mặt hết sức gian nan. “Đối với Trung Quốc mà nói, phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội, không ngừng nâng cao mức sống của toàn thể nhân dân, là nhiệm vụ quan trọng cấp bách nhất.”.
Cô gái dân tộc Thủy Trung Quốc
Trong hơn 70 năm kể từ khi thành lập nước Trung Hoa mới đến nay, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo kỳ tích ổn định lâu dài xã hội và phát triển nhanh chóng kinh tế, trong đó bao gồm sự tiến bộ của sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc. PGS. TS Tường Duy Kiên nêu rõ, trong hơn 70 năm, Trung Quốc đã giải quyết vấn đề ấm no của gần 1,4 tỷ dân, giảm 850 triệu dân số nghèo khó, cung cấp 770 triệu dân số việc làm, cung cấp đảm bảo cơ bản cho 250 triệu người cao tuổi, 85 triệu người khuyết tật và hơn 60 triệu người dân dưới chuẩn nghèo, thực hiện việc vượt bậc mang tính lịch sử mà giải quyết vấn đề ấm no cho 1,4 tỷ dân từ nghèo khó và thực hiện xã hội khá giả, xây dựng hệ thống giáo dục quy mô lớn nhất thế giới, hệ thống đảm bảo an sinh xã hội quy mô nhất, hệ thống y tế quy mô nhất. PGS.TS Tường Duy Kiên cho biết: “Đây là những thành tựu thực tế của sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc, thể hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc coi trọng cao phát triển sự nghiệp nhân quyền, thực thi quan điểm nhân quyền lấy con người làm trung tâm, đi ra một con đường phát triển nhân quyền mang đặc sắc Trung Quốc phù hợp tình hình của bản thân nước mình.”.
Cũng như vậy, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phát triển nhân quyền của Việt Nam cũng giành được nhiều thành tựu vượt bậc. Ông Tường Duy Kiên cho biết, Việt Nam luôn lấy Nhân dân làm trung tâm, coi đây là nguồn động lực phát triển sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, luôn dốc sức nâng cao mức sống nhân dân, ông nói: “Trong hơn 35 năm đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu về mặt thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ nhân quyền. Hiện nay, so với 20 năm trước đổi mới, đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt với sự liên tục cải thiện các chỉ số quan trọng liên quan đến con người như chỉ số phát triển con người (HDI) (Việt Nam hiện xếp thứ 115/191 quốc gia), chỉ số bất bình đẳng giới (GII), tuổi thọ bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người...Đầu năm nay, Việt Nam đã chính thức đảm nhiệm vai trò là Ủy viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, thể hiện sự chấp nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy ngày càng tốt hơn quyền con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV Việt Nam là 30,26%, cao nhất từ trước đến nay.
PGS. TS Tường Duy Kiên còn cho biết, kinh nghiệm quan trọng trong quá trình không ngừng tiến bộ trong sự nghiệp nhân quyền của Việt Nam và Trung Quốc là luôn tuân thủ tư tưởng phát triển “dân làm gốc”, lấy con người, phát triển con người là ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản trong việc hoạch định chính sách phát triển và quản trị xã hội. Mục tiêu của Đảng cộng sản hai nước là cố gắng cải thiện an sinh xã hội của người dân thông qua phát triển và nâng cao mức sống của người dân, phù hợp với lý thuyết của chủ nghĩa Mác về phát triển xã hội loài người và đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thống quản trị nhân quyền toàn cầu.
Trong thời gian tới, thông qua giao lưu, các cơ sở học thuật hai nước sẽ nghiên cứu thúc đẩy hợp tác thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Lãnh đạo hai Đảng là “triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền”.
Biên tập viên:Sảnh Hoa