Bình luận: Mỹ có thực sự tôn trọng con đường phát triển của Việt Nam?

2023-04-18 11:39:00(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Trong thời gian qua, các quan chức Mỹ liên tục tới thăm Việt Nam. Phó Tổng thống Kamala Harris, Đại diện thương mại Katherine Tai, các nghị sĩ Quốc hội và nhiều quan chức của Mỹ đều đã tới thăm Việt Nam. Kể cả Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trước khi đến Nhật Bản tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 cũng đã tới thăm Việt Nam. Nhiều quan chức Mỹ tới thăm Việt Nam có thực sự là đúng như Mỹ nói, “tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam”, “Xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển hay không? Đáp án rõ ràng là không. Vài tiếng trước khi ông Blinken sang thăm Việt Nam, Mỹ lại chỉ trích về một số vấn đề trong nước Việt Nam, cho rằng, Việt Nam phải làm thế này, làm thế kia thì mới phát huy hết tiềm năng của quan hệ đối tác Mỹ – Việt Nam.

Mỹ chưa bao giờ thực sự tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. Trước đây, vì kiềm chế chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, Mỹ đã đưa 650 nghìn quân vào Việt Nam, trong thời gian dài hơn 10 năm, khiến 1,6 triệu người Việt Nam thiệt mạng, để lại 1 triệu phụ nữ bị mất chồng, 200 nghìn người khuyết tật và nhiều trẻ em lai tại Việt Nam. Ngoài ra còn khiến hơn 10 triệu người trên bán đảo Đông Dương mất nhà cửa phải chạy nạn khắp nơi. Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, Mỹ lại ra sức tài trợ chính quyền lưu vong của miền Nam Việt Nam, hiện nay, trong nước Mỹ vẫn có nhiều tổ chức chống Chính phủ Việt Nam do Chính phủ kiểm soát đang hoạt động sôi nổi. Những tổ chức này lấy việc lật đổ Chính phủ Việt Nam làm nhiệm vụ hàng đầu. Miệng thì nói là “nâng cấp quan hệ” nhưng lại đâm dao sau lưng người khác, lời nói và việc làm của Mỹ không đi đôi với nhau sao có thể khiến  người ta tin tưởng?

Mỹ cũng không phải thực sự mong muốn Việt Nam phát triển. Mỹ từng ném 15,35 triệu tấn bom mìn và phun 80 triệu lít chất độc da cam trên lãnh thổ Việt Nam, gây ra thảm hoạ chất độc hoá học với quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất và hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái khu vực, khiến 4,8 triệu người Việt Nam bị tổn hại, ít nhất 150 nghìn trẻ em bị dị tật. Mãi đến ngày nay, Mỹ vẫn im hơi lặng tiếng đối với vấn đề bồi thường sau chiến tranh. Viện trợ của Mỹ đối với Việt Nam cũng kèm theo nhiều điều kiện khắt khe.

Có câu nói rằng: Không có lợi ích không dậy sớm. Hiện nay, Mỹ niềm nở như vậy đối với Việt Nam chẳng qua là muốn lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ, xây dựng Việt Nam thành lá bài kiềm chế Trung Quốc. Từ bài phân tích của Hãng tin AP Mỹ có thể thấy: Mặc dù cảm thấy lo ngại đối với vấn đề nhân quyền của Việt Nam, nhưng Washington coi Hà Nội là một phần then chốt của mình tại khu vực này và hòng lợi dụng sự cạnh tranh giữa Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng Mỹ tại khu vực này. Hãng AP và hãng Reuters đều không giấu giếm cho biết, ông Blinken thăm Việt Nam là một phần Chiến lược Đông Nam Á của Mỹ. Ngoài ra, Đài tiếng nói Đức thậm chí đặt tên cho bài viết liên quan là “Ông Blinken thăm Việt Nam, một con mắt đang nhắm vào Trung Quốc, rất có ý nghĩa sâu xa.

Nhưng hiện nay mục tiêu chính của Việt Nam là tập trung sức lực phát triển kinh tế, ra sức nâng cao mức sống của người dân. Bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp về địa chính trị không phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng định hướng rõ ràng cho ngoại giao Việt Nam: Kiên quyết tránh rơi vào vòng xoáy cạnh tranh nước lớn.

Đối với “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mà ông Blinken nhắc đi nhắc lại, phía Việt Nam nói thẳng, sẽ không chọn bên, chỉ lựa chọn chính nghĩa và công bằng, sẵn sàng trở thành bạn bè của tất cả các nước. Hiển nhiên đây không phải là đáp án mà ông Blinken muốn nghe thấy.

Trung Quốc không phản đối bất cứ các nước khác cải thiện quan hệ, nhưng không nên lấy mục tiêu nhằm vào nước thứ ba. Miễn là Mỹ thiện chí, thực sự ủng hộ Việt Nam phát triển, không tư lợi trong hợp tác, không gây nguy hại tới hoà bình và ổn định khu vực, thì Trung Quốc sẽ hoan nghênh. Nếu không, không những không có lợi cho Việt Nam, mà còn ảnh hưởng tới an ninh và phát triển của cả khu vực.

Biên tập viên:Duy Hoa