Tái hiện vụ bê bối rò rỉ văn kiện mật, Mỹ nên giải thích như thế nào với các đồng minh
Kể từ đầu tháng 3, thậm chí sớm hơn, trên mạng đã lần lượt xuất hiện văn kiện tình báo quân sự cơ mật của Mỹ, với số lượng nhiều, có tới hơn 100 bản; nội dung giật gân, liên quan việc Chính phủ Mỹ can thiệp sâu vào cuộc xung đột Nga – Ukraine, liên tiếp nghe lén sát sao lãnh đạo Ukraine, Hàn Quốc và Israel. Sau hơn một tháng lan truyền, vụ bê bối rò rỉ văn kiện mật của Lầu Năm góc được cả thế giới biết đến, là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ năm 2013 WikiLeaks công bố tài liệu mật đến nay.
Ngày 11/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lần đầu tiên công khai bình luận về vụ rò rỉ tài liệu mật, nói rằng ông biết tin sau một tháng các văn kiện bị rò rỉ. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ sứt đầu mẻ trán nói rằng sẽ dốc hết sức tìm ra kẻ rò rỉ văn kiện. Như vậy coi như đã công nhận một cách gián tiếp tính xác thực của vụ rò rỉ văn kiện mật cũng như tính sát thương của nội dung trong tài liệu mật đối với các đồng minh Mỹ.
Hàng chục năm qua, việc Mỹ tiến hành nghe lén không phân biệt đối với các đồng minh là bí mật công khai, tuy nhiên, vụ phanh phui mới nhất này vẫn làm tổn thương nặng đến các đồng minh của Mỹ. Chẳng hạn như, trong các văn kiện có lượng lớn chi tiết về cuộc xung đột Nga – Ukraine, bao gồm kế hoạch về thế tấn công mùa Xuân của quân đội Ukraine, các nước phương Tây hỗ trợ Ukraine chỉnh đốn quân đội và bày binh bố trận, bàn giao vũ khí và tình hình quân số. Bên cạnh đó, văn kiện cho thấy Mỹ tiến hành giám sát toàn diện Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ngoài ra, cuộc cải cách tư pháp của Israel, cuộc tham vấn bí mật của quan chức Hàn Quốc về liệu có cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine hay không đều nằm trong sự giám sát của Mỹ.
Từ các thông tin này có thể thấy, Mỹ can thiệp sâu vào cuộc xung đột Nga – Ukraine và mong kiểm soát diễn biến của tình hình; Mỹ không tin tưởng bất cứ nước nào, bao gồm cả đồng minh.
Vì sao Mỹ say mê việc nghe lén như vậy? Xét về lịch sử, trong tư duy bá quyền của Mỹ không hề có khái niệm đồng minh đích thực. Trước các đồng minh không nghe lời, giải pháp của Mỹ là tăng cường sự khống chế đối với các đồng minh từ căn bản, nghe lén ngày một trở thành một “thủ đoạn cần thiết”.
Ngoài ra, nghe lén cũng là thủ đoạn của Mỹ mưu toan một bàn tay che khuất bầu trời, trục lợi trên toàn cầu. Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ James Woolsey từng thừa nhận, Cục Tình báo Trung ương Mỹ từng lợi dụng thông tin tình báo giúp Công ty Boeing giành được một đơn đặt hàng quan trọng của Saudi Arabia từ tay Tập đoàn AirBus châu Âu.
Biên tập viên:Kiều Quân