Lâu nay, các chính khách và phương tiện truyền thông Mỹ không ngừng thổi phồng chức năng "do thám" của các thiết bị và phần mềm của Trung Quốc, nhưng họ không thể đưa ra bất cứ bằng chứng xác thực nào. Ngược lại, chính nước Mỹ lại không ngừng theo dõi, xâm nhập, thu thập và đánh cắp thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Ngày 2/4, tờ "Thời báo New York" của Mỹ một lần nữa phanh phui việc chính phủ nước này bí mật sử dụng phần mềm gián điệp của công ty NSO Israel, tiếp tục vạch trần bộ mặt thật của Mỹ.
Trong bối cảnh không ngừng mở rộng khái niệm an ninh quốc gia, một số chính khách và cơ quan truyền thông Mỹ đã trông gà hóa cuốc, đặc biệt chĩa mũi dùi vào các thiết bị do Trung Quốc sản xuất. Từ những sản phẩm công nghệ cao như Huawei, ZTE, TikTok, khinh khí cầu không người lái cho đến những thiết bị công nghiệp như cần cẩu, máy biến áp, thậm chí cả những thiết bị điện như tủ lạnh, máy kiểm tra an ninh hành lý, đều trở thành công cụ “gián điệp” trong con mắt các chính khách Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ, quốc gia tự sắm vai "nạn nhân" trong không gian mạng toàn cầu, lại là kẻ đánh cắp bí mật lớn nhất thế giới. Từ vụ "Wikileaks" đến "Edward Snowden", các cơ quan tình báo Mỹ chưa bao giờ ngừng theo dõi thế giới, "chương trình nghe lén Prism" khiến cả châu Âu chấn động. Theo thống kê, kể từ những năm 1970, Mỹ đã đánh cắp thông tin của hơn 120 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có nhiều đồng minh của Mỹ, bằng cách bí mật thao túng các nhà cung cấp thiết bị mã hóa của Thụy Sĩ.
Chính thông qua hoạt động giám sát toàn cầu, Mỹ đã liên tục thu được một lượng lớn thông tin mật của các quan chức, sĩ quan và nhà ngoại giao của nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ, nhân viên tình báo Mỹ đã theo dõi lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo Iran trong cuộc khủng hoảng con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Iran năm 1979; trong Chiến tranh Falklands năm 1982, Mỹ đã cung cấp cho Anh thông tin tình báo về quân đội Argentina. Lượng thông tin mà Mỹ đã đánh cắp từ các quốc gia trên thế giới trong vài thập kỷ qua là ngoài sức tưởng tượng.
Mỹ không cảm thấy áy náy về việc đã đánh cắp thông tin bí mật của thế giới và thậm chí cả các đồng minh của mình. Các tài liệu bị rò rỉ cho thấy, cựu Giám đốc NSA Bobby Ray Inman nói: "Liệu lương tâm tôi có áy náy vì chuyện này không? Không hề... Đây là nguồn thông tin tình báo rất có giá trị trên thế giới và rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ". Mỹ tự xưng "người bảo vệ an ninh mạng" trên thực tế đang thi hành bá quyền không gian mạng.
Chính vì "khả năng do thám" này của Mỹ đã giúp mọi người hiểu rằng tại sao Mỹ "cảm thấy rất sợ hãi" về sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cao ở các quốc gia khác. Điều này cũng khiến mọi người ngày càng hoài nghi về động cơ thực sự của Mỹ trong việc chèn ép các doanh nghiệp công nghệ cao của các quốc gia khác. Như nhà báo Anh Neil Clark đã nói, "Các hoạt động gián điệp của các cơ quan tình báo Mỹ đã để chúng tôi nhìn lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các công ty như Huawei v.v."
Liên quan đến các công nghệ hàng đầu của Huawei và các công ty khác, những lo ngại về bảo mật mà Mỹ đưa ra "rất giả dối". Người phương Tây có câu: Khi bạn chỉ một ngón tay vào mặt người khác thì có đến ba ngón tay đang chỉ về mình. Các quan chức Mỹ luôn tự cho mình đạo đức hơn người, buộc tội các công ty của các quốc gia khác, nhưng "sự đạo đức giả của họ đã vượt quá giới hạn."
Biên tập viên:La Thành